Nguyên nhân dịch mũi chảy xuống họng và cách khắc phục hiệu quả

A- A+

Thời điểm giao mùa, nhất là mùa lạnh, hanh khô, tình trạng dịch mũi chảy xuống họng thường xuyên xảy ra. Đây là vấn đề đường hô hấp khiến nhiều người khó chịu, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này, liệu dịch mũi chảy thường xuyên có nguy hiểm không, cách khắc phục như nào để hiệu quả.

Nguyên nhân dịch mũi chảy xuống họng

Dịch mũi chảy xuống họng hay còn gọi là chảy dịch mũi sau. Đây là tình trạng dịch chảy từ hai hố mũi ngược ra vòm mũi họng, rồi chảy xuống thành sau họng. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy dịch mũi này như:

  • Mũi lệch vách ngăn: là tình trạng vách ngăn phát triển không được bình thường, lệch về một bên. Có thể gặp do bị chấn thương hoặc thương tích ngay vùng mũi sau khi sinh. Điều này ngăn cản dịch nhầy thay vì chảy từ mũi ra bên ngoài thì lại chảy dịch từ mũi xuống họng.
  • Viêm xoang sàng sau, viêm xoang mạn tính: Dịch mũi chảy xuống họng thường gặp ở những người mắc viêm xoang mạn tính và viêm xoang sàng sau ở mức độ nặng, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Khi niêm mạc xoang bị phù nề, mũi liên tục tiết dịch nhầy mà không thoát ra được, tạo thành các ổ viêm chứa vi khuẩn và nấm, gây tắc lỗ xoang, dẫn đến viêm nhiễm, tạo mủ ở hốc xoang. Tình trạng này càng kéo dài làm cho mủ tràn xuống họng, kèm theo khạc đờm, ho và đau họng.
  • Viêm mũi vận mạch: Đây là tình trạng phản ứng thái quá của hệ thống thần kinh phó giao cảm có trong niêm mạc mũi với các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, thời tiết, nấm mốc,... Triệu chứng khá tương tự với viêm mũi dị ứng nhưng ít hắt hơi hơn, còn chảy nước mũi, ngạt mũi thì nặng hơn, gây ra dịch mũi chảy xuống họng.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác như thời tiết quá lạnh, hanh khô, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng dễ xuất hiện dịch mũi chảy xuống họng.

Viêm xoang là một trong những nguyên nhân dịch mũi chảy xuống họng

Viêm xoang là một trong những nguyên nhân dịch mũi chảy xuống họng

Dịch mũi chảy xuống họng có nguy hiểm không

Tùy thuộc vào đặc tính của dịch mũi để chẩn đoán được mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu dịch mũi không màu, trong suốt, không có mùi thì bệnh thường ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu dịch có mùi hôi tanh, gây ra viêm họng, ho khan thì đây là mối nguy đáng lo ngại.

Do đó, bạn cần lưu ý những biểu hiện sau đây khi dịch mũi chảy xuống họng:

  • Ho nhiều khi dịch mũi chảy xuống họng: Dịch mũi ứ đọng tại các xoang như những chất nhiễm khuẩn. Một khi dịch này chảy xuống họng sẽ dễ kích ứng đến niêm mạc, tạo ra những cơn ho liên tục, cổ họng khó chịu, có khả năng gây ra viêm thanh quản.
  • Đau họng kéo dài: Dịch mũi chảy xuống dễ tác động làm tổn thương niêm mạc vòm họng. Đây cũng là tác nhân làm cho viêm thanh quản tái phát. Triệu chứng này khá phổ biến, dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp thông thường nên bạn phải hết sức lưu ý.
  • Mùi hôi gây khó chịu: Nước mũi thông thường ở dạng lỏng, trong suốt và ít có mùi nên khi chảy xuống không gây mùi khó chịu. Trường hợp thấy mùi khó chịu, hôi tanh, nước mũi có màu vàng, đặc quánh,... là dấu hiệu cho thấy có vi khuẩn tích tụ.
  • Dịch mũi chảy xuống họng kèm theo máu: Đây là dấu hiệu cảnh báo tương đối nguy hiểm, cho thấy tình trạng xuất huyết. Điều này chứng tỏ các xoang đang tổn thương khá nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư. 

Khi phát hiện dịch mũi chảy xuống họng có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm chẩn đoán cho kết quả chính xác.

Cần lưu ý những dấu hiệu bất thường của bệnh để điều trị kịp thời

Cần lưu ý những dấu hiệu bất thường của bệnh để điều trị kịp thời

Cách khắc phục dịch mũi chảy xuống họng

Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà có phác đồ điều trị tương ứng. Bạn có thể tham khảo các phương pháp được các chuyên gia tai mũi họng khuyên dùng dưới đây.

Tuân thủ phác đồ điều trị

Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên áp dụng. Bởi đó là phác đồ được đưa ra dựa trên nguyên nhân, triệu chứng và thể trạng của từng người. Không nên tự ý bỏ liều hoặc dùng thuốc khác khi không có chỉ định của bác sĩ. Khi dịch mũi chảy xuống họng, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định các nhóm thuốc như:

  • Kháng sinh: Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, dịch có màu và xuất hiện mùi hôi.
  • Kháng viêm, thuốc kháng histamin: Khi xảy ra tình trạng viêm, phù nề hoặc người bệnh xuất hiện các tình trạng dị ứng trong quá trình điều trị.
  • Thuốc nhỏ mũi, vệ sinh mũi miệng và họng: Đây là bước quan trọng trong quá trình điều trị.
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Khi người bệnh có các triệu chứng đi kèm như ho, có đờm sẽ được chỉ định các thuốc giảm ho, long đờm.

Trường hợp có dị hình cấu trúc lỗ ngách, người bệnh sẽ được chỉ định làm phẫu thuật, đồng thời thực hiện thủ thuật hút rửa hốc mũi để loại sạch.

Cần tuân thủ phác đồ điều trị tránh gây nhờn thuốc

Cần tuân thủ phác đồ điều trị tránh gây nhờn thuốc

Khắc phục dịch mũi chảy xuống họng tại nhà

Bên cạnh tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ, khi gặp tình trạng dịch mũi chảy xuống họng, bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp hỗ trợ quá trình lành bệnh tại nhà.

  • Xông hơi: Biện pháp này được dân gian sử dụng từ lâu đời. Bạn có thể xông hơi bằng nước sạch hoặc kết hợp cùng một số tinh dầu thảo dược như hương thảo, bạc hà, oải hương,... giúp thông thoáng mũi họng, loãng dịch. Chú ý nên để cách mặt khoảng cách thích hợp, tránh bị bỏng, khoảng 30-40cm.
  • Chườm nóng cho mặt: Đây là cách làm giúp giảm đau nhức do xoang gây ra, đồng thời làm loãng dịch mũi, giúp loại bỏ dịch dễ dàng hơn. Dùng khăn nhỏ hoặc vải mềm áp lên vùng giữa 2 chân mày, mũi và 2 gò má.
  • Vệ sinh miệng, hầu họng: Nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và hầu họng ngày 1-2 lần.
  • Tăng độ ẩm và ấm cho phòng ngủ: Không khí quá lạnh, hanh khô rất dễ gây ra tình trạng nghẹt mũi, khiến dịch mũi cô đặc, khó loại bỏ ra ngoài. Bạn có thể tăng độ ấm và ẩm cho phòng ngủ bằng một số thiết bị chuyên dụng như máy phun sương hoặc quạt tích hợp phun sương.
  • Kê gối cao khi ngủ: Khi dịch mũi chảy xuống họng, nhất là vào ban đêm sẽ làm người bệnh khó chịu, mất ngủ. Nên kê cao gối khi ngủ giúp khoang mũi thông thoáng, ngăn ngừa sự tích tụ dịch trong mũi chảy xuống họng.
  • Sử dụng xịt mũi họng thảo dược: Mũi và họng thông với nhau nên dịch mũi dễ dàng chảy xuống họng, nếu chỉ điều trị riêng từng cơ quan thì rất khó triệt để bệnh. Bạn nên sử dụng dung dịch đa năng dùng được cho cả mũi và họng để bảo vệ toàn diện.

Nổi bật trên thị trường hiện nay là dung dịch xịt mũi họng thảo dược chứa thành phần chính là Hinokitiol từ cây tuyết tùng đỏ. Đây được coi là một thể mang kẽm vào tế bào giúp ức chế vi khuẩn, virus, đồng thời tiêu dịch nhầy, thông thoáng mũi họng.

Cây tuyết tùng đỏ chứa hàm lượng cao Hinokitiol tốt cho mũi họng

Cây tuyết tùng đỏ chứa hàm lượng cao Hinokitiol tốt cho mũi họng

Với những thông tin trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về tình trạng dịch mũi chảy xuống họng. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về bệnh đường hô hấp, vui lòng để lại bình luận phía dưới để được giải đáp một cách chi tiết nhất.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.