Khi mắc cảm cúm, trẻ thường quấy khóc, khó chịu do sốt cao, đau nhức cơ và nhiều triệu chứng khác nữa. Làm cha mẹ, ai cũng sẽ đau lòng khi con nhiễm bệnh và luôn mong muốn tìm cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh nhất có thể. Nếu bạn cũng đang trong hoàn cảnh trên, thì bạn đã tìm đến đúng nơi rồi đó!
Cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh nhất là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ khi con ốm
Thông thường, bệnh cảm cúm thường sẽ khỏi sau khoảng 1 đến 2 tuần.
Khi bé có những triệu chứng của cảm cúm như sốt cao đột ngột lên đến 40 độ C, ớn lạnh, run người, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ho khan, viêm họng, buồn nôn, đau bụng… Cha mẹ nên gọi cho bác sĩ để được đánh giá tình trạng của bé xem liệu có thể điều trị tại nhà hay không.
Nếu trường hợp của trẻ không quá nghiêm trọng và có thể theo dõi ở nhà, cha mẹ cần chuẩn bị những thứ sau đây:
Cùng với đó, bạn và cả gia đình cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm virus từ trẻ.
Ở trẻ nhỏ, việc điều trị cảm cúm hướng đến mục tiêu giảm triệu chứng bằng các biện pháp đơn giản mà phụ huynh có thể tự thực hiện tại nhà. Chúng bao gồm:
Khi bị sốt, tiêu chảy do nhiễm cúm, trẻ thường bị mất nước. Để tránh cho trẻ bị mất nước, mất điện giải, cần tăng cường cho bé bú mẹ (với trẻ dưới 6 tháng) và uống nước.
Bạn nên cho bé nghỉ học để chăm sóc tại nhà. Nên chuẩn bị món đồ chơi mà bé thích để bé nằm chơi trên giường hoặc nơi thoải mái. Trong vài ngày đầu tiên, triệu chứng cúm tương đối nặng, việc nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể được phục hồi nhanh hơn.
Lượng quần áo sẽ tùy theo nhiệt độ trong nhà. Điều này giúp bạn dễ dàng điều chỉnh trang phục khi bé có triệu chứng ớn lạnh hoặc sốt.
Mẹ dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ thường xuyên cho bé, nếu bé sốt dưới 38,5⁰C thì chỉ cần thực hiện các phương pháp hạ sốt vật lý như:
Sử dụng thuốc hạ sốt khi đo nhiệt độ > 38,5⁰C.
Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi, có thể cho bé ngậm 1 - 2 thìa mật ong vào buổi tốt để làm dịu cổ họng, giúp giảm ho trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ hơn vì có thể gây ngộ độc nguy hiểm.
Nghẹt mũi là triệu chứng rất thường gặp khi trẻ bị cúm. Cha mẹ có thể áp dụng cách sau đây để làm thông thoáng đường thở, giảm tình trạng nghẹt mũi giúp bé dễ chịu và ngủ ngon hơn:
Một trong những giải pháp giúp cải thiện nhanh triệu chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ là bổ sung lợi khuẩn hô hấp. Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm, chảy nước mũi, nghẹt mũi và làm thông thoáng đường thở, tăng cường sức đề đường hô hấp.
Đặc điểm chung của các lợi khuẩn là rất lành tính nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên chọn các sản phẩm chứa lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis được bào chế bằng công nghệ vi nang. Đây là phương pháp bào chế hiện đại nhất giúp bảo tồn lợi khuẩn và giữ trọn công dụng của chúng đối với hệ hô hấp.
Sử dụng thêm lợi khuẩn hô hấp - cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh nhất và an toàn nhất
Đa số trường hợp bị cúm có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bắt buộc phải dùng thuốc để tránh gây biến chứng nặng nề.
Nếu bé bị sốt cao trên 38.5⁰C và đau cơ nhiều, có thể cho uống uống Paracetamol hoặc Ibuprofen.
Paracetamol dùng liều trung bình 15 mg/kg/ lần (uống hoặc đặt hậu môn), có thể lặp lại mỗi 4 đến 6 giờ nếu vẫn sốt. Với Ibuprofen, cần xin tư vấn của bác sĩ cho lần dùng đầu tiên.
Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ nhỏ bởi có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng trên não và gan (hội chứng Reye).
Nếu trẻ có nguy cơ bị biến chứng do cúm, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng virus như baloxavir marboxil (Xofluza), oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza).
Những loại thuốc này chỉ hiệu quả nếu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Tác dụng của thuốc kháng virus là rút ngắn thời gian mắc bệnh xuống 1 - 2 ngày, ngăn cảm sự sinh sản và lây lan của virus cúm.
Chỉ cho bé dùng thuốc kháng virus trị cảm cúm theo chỉ định của bác sĩ
Vì cảm cúm là bệnh do virus, mà thuốc kháng sinh lại chỉ có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, nên việc sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng. Vì vậy, cha mẹ không tự ý mua thuốc kháng sinh về cho trẻ sử dụng.
Nếu trẻ đã trên 6 tuổi, có thể sử dụng thêm thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ. Đối với các bé thuộc độ tuổi nhỏ hơn, phụ huynh nên ưu tiên chọn siro ho thảo dược hoặc xịt mũi họng lợi khuẩn để làm dịu đường hô hấp, giảm ho.
Nếu trẻ đã trên 1 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ uống ít một, nhiều lần mỗi vài phút. Chú ý pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì và không được pha cùng với sữa/nước trái cây.
Diễn biến của bệnh cảm cúm ở trẻ rất nhanh và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách. Bạn cần theo dõi, phát hiện kịp thời những tín hiệu “báo động đỏ” để đưa trẻ đến cơ sở y tế:
- Sốt co giật hoặc bé sốt cao 3 - 4 ngày không hạ
- Khó thở
- Thở nhanh theo tuổi: (đếm khi trẻ nằm yên, không khóc, không sốt cao).
- Cánh mũi phập phồng
- Rút lõm ngực
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống, tiểu ít/ không tiểu
- Tím tái môi, đầu chi
- Dấu hiệu mất nước: Bé đi ngày nhiều lần, mỗi lần đi đều nặng bỉm, đái ít, khóc không có nước mắt, môi khô... Khi đó cần bổ sung nhiều nước/sữa cho bé.
Có thể nói, cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh nhất là khi cha mẹ xử trí đúng ngay từ khi con mình bắt đầu có biểu hiện bệnh: Cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc hợp lý và sử dụng thêm các biện pháp phụ trợ như mật ong, xịt họng lợi khuẩn để làm giảm triệu chứng của bệnh. Hãy là những cha mẹ thông thái và tỉnh táo, giúp con mau khỏi cảm cúm bạn nhé!
Tham khảo:
https://kidshealth.org/en/parents/tips-take-care.html
https://www.health.harvard.edu/blog/what-to-do-if-you-think-your-child-has-the-flu-2019013015882
https://www.webmd.com/cold-and-flu/children-and-flu-influenza