Hệ miễn dịch của trẻ dưới 1 tuổi còn rất non nớt nên thường mắc các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, ho, sổ mũi… Đặc biệt cơ thể của trẻ thường rất non nớt nên việc dùng thuốc cảm cúm cho trẻ dưới 1 tuổi đúng cách, an toàn luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm.
Theo các chuyên gia Nhi khoa, trẻ dưới 1 tuổi là nhóm đối tượng cần cẩn trọng khi cho sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Do đó, trước khi cho con dùng thuốc, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Dưới đây là một số thuốc mẹ có thể tham khảo để cho con sử dụng.
Trẻ bị cảm cúm gây triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, bé khó thở, quấy khóc, bỏ bú khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bậc phụ huynh thường sử dụng thuốc tây để trị cảm cúm cho bé.
Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên tự ý sử dụng thuốc vì các thuốc điều trị cảm cúm trên thị trường đều mạnh. Chỉ có nhóm thuốc hạ sốt giảm đau là thuốc không kê đơn và có thể sử dụng cho trẻ khi bị sốt.
Paracetamol là thuốc điển hình trong nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau ở trẻ em. Thuốc này làm giảm thân nhiệt ở trẻ khi bị sốt và giảm các triệu chứng như đau đầu, cảm lạnh.
Paracetamol là thuốc không kê đơn giúp hạ sốt giảm đau khi trẻ dưới 1 tuổi bị cảm cúm
Khi cho trẻ dùng thuốc, mẹ cần lưu ý sử dụng liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất dựa vào trọng lượng cơ thể. Đối với paracetamol đường uống, liều thông thường cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần, tối đa 5 liều trong 24h. Đường đặt hậu môn, liều thông thường cho trẻ là 80 mg mỗi 6 giờ, tối đa 320 mg/ngày.
Các bậc phụ huynh cần theo dõi khi trẻ dùng thuốc có thể bị mẫn cảm với thuốc hoặc một trong những thành phần của thuốc.
Đối với cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt và nhạy cảm hạn chế tối đa sử dụng thuốc tây thì cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để trị cảm cúm cho trẻ.
Theo Đông y, lá hẹ là một vị thuốc có tính ấm, vị chua, cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt. Trong lá hẹ có thành phần giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây cảm cúm, qua đó làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.
Phụ huynh chuẩn bị sẵn 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi, 20g củ nghệ. Chanh tươi thái lát mỏng, hẹ cắt khúc ngắn và nghệ đem nướng chín, cạo vỏ giã nát. Cho các nguyên liệu vào một bát sạch, thêm 4 muỗng nước lọc và hấp cách thủy trong 15-20 phút. Cho trẻ uống 1 - 2 thìa hỗn hợp trên, sau mỗi bữa ăn chính khoảng 15 phút.
Trong Đông y, tía tô là vị thuốc tính ấm, có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ em đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
Xông lá tía tô là biện pháp thường được áp dụng khi trẻ dưới 1 tuổi bị cảm cúm
Mẹ đem tía tô rửa sạch, cho cả cành, lá và thân cây tía tô đun với 1 lít nước tới khi sôi rồi đổ vào bát to. Đặt bát lá tía tô cạnh giường của trẻ. Hơi nước mang theo các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Mẹ nên lưu ý trông giữ trẻ cẩn thận để tránh con đùa nghịch dẫn tới bỏng.
Tỏi là vị thuốc có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đờm, được nhiều người áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Mẹ đem nướng 1 củ tỏi (lưu ý để cả vỏ khi nướng, nướng xong mới bóc vỏ) rồi giã nhuyễn thêm chút nước hòa tan cho bé uống 1 - 2 thìa/ngày. Nếu bé trong giai đoạn ăn dặm, cha mẹ có thể cho bé ăn hàng ngày đến khi trẻ hết cảm cúm.
Chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh đã quá quen thuộc với khái niệm lợi khuẩn đường tiêu hóa, nhưng còn nhiều bỡ ngỡ với khái niệm lợi khuẩn đường hô hấp.
Trên thực tế, các chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh rằng, lợi khuẩn đường hô hấp có cùng cơ chế với lợi khuẩn đường tiêu hóa. Cụ thể là 2 lợi khuẩn hô hấp Bacillus clausii và lợi khuẩn Bacillus subtilis đều có khả năng sống tốt và có tác dụng giảm nhanh triệu chứng như ho, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi do cảm cúm, giúp làm thông thoáng đường thở và tăng cường sức đề kháng của đường hô hấp.
Nhờ vậy, khi sử dụng lợi khuẩn hô hấp cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm sẽ giúp đạt được cả 2 mục đích, vừa giảm nhanh triệu chứng khó chịu cho trẻ, vừa giúp trẻ tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, hạn chế tái phát về sau. Chính nhờ tác dụng toàn diện nên lợi khuẩn đường hô hấp đang được đánh giá là cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh nhất và an toàn nhất.
Lợi khuẩn hô hấp Bacillus clausii và Bacillus subtilis giảm nhanh triệu chứng cảm cúm cho bé
Vào năm 2022, Trung tâm công nghệ sinh học của Viện thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và bào chế thành công bào tử lợi khuẩn và bào chế thành công sản phẩm xịt và nhỏ mũi họng chứa lợi khuẩn đường hô hấp. Sản phẩm ứng dụng dạng bào tử lợi khuẩn giúp lợi khuẩn bền với ánh sáng, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, có khả năng sống cao kể cả trong môi trường khắc nghiệt.
. Đây là giải pháp mới được nhiều chuyên gia Nhi đầu ngành đánh giá cao. Sản phẩm giúp ức chế mầm bệnh, từ đó hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm, ho, viêm họng, viêm amidan, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả, không gây hại cho sức khỏe của trẻ..
Hy vọng với những kiến thức trên về thuốc cảm cúm cho bé dưới 1 tuổi giúp bậc phụ huynh có hiểu rõ và cân nhấc sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy bình luận ở dưới bài viết này để nhận tư vấn từ chuyên gia.