Nhận biết triệu chứng cảm lạnh và cách phòng ngừa hiệu quả

A- A+

Những cơn mưa bất chợt hoặc giai đoạn chuyển mùa khiến nhiều trẻ mắc cảm lạnh. Tuy nhiên, triệu chứng của cảm lạnh cũng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp thông thường. Cha mẹ đã biết cách nhận biết và phòng ngừa cảm lạnh cho con chưa, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý phổ biến, thường xuyên xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Dù biểu hiện không nặng bằng cảm cúm, nhưng cảm lạnh làm cho các bé mệt mỏi, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Cảm lạnh phần lớn do virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là chủng virus Rhinovirus và Enterovirus. Virus thường xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi, miệng, hoặc qua việc tiếp xúc với giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số trường hợp ít gặp có thể nhiễm virus thông qua tiếp xúc với các vật dụng chứa virus.

Bệnh thường trở nên phổ biến vào thời tiết lạnh, ẩm hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột. Lúc này, vi khuẩn, virus thường lây lan nhanh và tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ.

Trẻ em dễ bị cảm lạnh hơn người lớn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thêm vào đó, trẻ thường tham gia nhiều hoạt động trong trường học hoặc khu vui chơi, là những nơi mà vi khuẩn và virus có thể lây lan một cách nhanh chóng. 

Trẻ rất dễ bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi

Trẻ rất dễ bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ thường gặp

Cha mẹ cần chú ý đến một số triệu chứng cảm lạnh ở trẻ, để có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời. Khoảng 2 - 3 ngày sau khi bị nhiễm virus, trẻ thường có những biểu hiện tại mũi, xoang và họng.

Tuy nhiên, triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ, kéo dài trong khoảng 1 tuần, phổ biến như:

  • Tắc nghẽn mũi, khó thở, hắt hơi.
  • Chảy nước mũi và mắt.
  • Ho, đau họng, viêm họng.
  • Biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ
  • Trẻ có cảm giác mệt mỏi toàn thân.

Mặc dù cảm lạnh thường tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính các nhiễm trùng thứ cấp khác. Do đó, nếu triệu chứng không giảm trong thời gian ngắn, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Khi bị cảm lạnh trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi

Khi bị cảm lạnh trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện

Đối với trẻ em, cha mẹ cần đặc biệt chú ý vì cảm lạnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ. Do đó, khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:

  • Trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi, sốt tới 38 độ C.
  • Sốt tăng hoặc kéo dài hơn 2 ngày.
  • Triệu chứng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng cường.
  • Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.
  • Trẻ không chú ý đến việc ăn uống, trẻ trở nên mệt mỏi.
  • Trẻ có biểu hiện ngủ ít, khó ngủ, hoặc có dấu hiệu rối loạn ý thức.

Việc quan tâm và theo dõi sát sao các triệu chứng, đặc biệt là đối với trẻ em, là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tình hình bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

trieu-chung-cam-lanh-2.jpg

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu trở nặng

Phương pháp điều trị cảm lạnh ngay tại nhà

Khi điều trị cảm lạnh cho trẻ, cha mẹ nên tập trung vào cải thiện các triệu chứng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Ngoài việc sử dụng thuốc, có một số phương pháp đơn giản và hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng:

  • Vệ sinh mũi miệng họng: Mẹ nên dùng các biện pháp hút mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhầy và nước mũi, ngăn ngừa sự lây lan sâu hơn tới các bộ phần khác của đường hô hấp.
  • Sử dụng nước muối khoáng để súc miệng 2 - 4 lần mỗi ngày. Điều này giúp làm dịu họng và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm giúp làm tan đờm trong họng, làm giảm triệu chứng ho và đau họng.
  • Sử dụng một số biện pháp tự nhiên như nước chanh, mật ong hoặc nước gừng. 
  • Bổ sung lợi khuẩn hô hấp: Việc bổ sung lợi khuẩn hô hấp sẽ rất tốt cho trẻ khi bị cảm lạnh. Lợi khuẩn sẽ cạnh tranh môi trường sống với hại khuẩn, đẩy lùi hại khuẩn ra khỏi cơ thể. Đồng thời, lợi khuẩn sẽ giúp kích thích sản sinh kháng thể IgA, giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng nội sinh.

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp là phương pháp mới, hiệu quả

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp là phương pháp mới, hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ

Trong giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển mạnh và xâm nhập cơ thể, việc duy trì sức đề kháng và hệ miễn dịch là việc rất quan trọng để trẻ tránh bị cảm lạnh. Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ có thể cùng trẻ thực hiện để phòng ngừa cảm lạnh:

  • Rửa tay thường xuyên: Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch bằng nước rửa tay hoặc xà phòng. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và virus mà trẻ có thể tiếp xúc trong môi trường hàng ngày.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay dùng chung đồ với người khác để tránh lây lan.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi học tập: Giữ cho nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Khử trùng đồ dùng trong nhà để ngăn vi khuẩn tích tụ và phát triển.

Cha mẹ nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ

Cha mẹ nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ

Cảm lạnh là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến trẻ em, đặc biệt giai đoạn sức đề kháng của trẻ con non yếu. Do đó khi có các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời. Đừng quên bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ thường xuyên, giúp trẻ giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để được các chuyên gia giải đáp sớm nhất.