Cảm cúm và cảm lạnh: Những dấu hiệu giống và khác cần lưu ý

A- A+

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý đường hô hấp phổ biến với các triệu chứng khá giống nhau như ho, rát họng,... Đọc ngay bài viết dưới đây để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, cũng như nắm được cách cải thiện bệnh an toàn và hiệu quả.

Dấu hiệu giống nhau của cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý đường hô hấp gây ra bởi có chủng virus khi sức đề kháng cơ thể bị suy giảm. Vì vậy, hai bệnh này đều có những triệu chứng trên hệ hô hấp khá giống nhau, bao gồm:

- Ngứa họng, rát cổ

Nguyên nhân của những dấu hiệu ngứa họng, rát cổ này bắt nguồn từ sự kích ứng niêm mạc hầu họng khi virus xâm nhập. 

- Phản ứng ho

Phản ứng ho sẽ giúp cơ thể loại bỏ bớt virus, tuy nhiên nếu ho quá nhiều lần sẽ gây tổn thương niêm mạc hầu họng, làm bệnh cảm cúm, cảm lạnh sẽ nặng nề hơn. Bên cạnh đó, cường độ và thời gian diễn biến các cơn ho sẽ khác nhau ở từng loại virus gây cảm cúm hay cảm lạnh.

- Nghẹt mũi, chảy nước mũi

Nếu virus xâm nhập và tấn công vào các niêm mạc mũi sẽ gây ra hiện tượng nghẹt mũi, chảy nước mũi ở cả người bị cảm lạnh hay cảm cúng. Đây là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, dịch nhầy ở mũi được tiết ra để loại bỏ các virus gây bệnh.

Nghẹt mũi là triệu chứng có ở cảm cúm và cảm lạnh

Nghẹt mũi là triệu chứng có ở cảm cúm và cảm lạnh

- Cơ thể mệt mỏi

Hầu hết ở cả hai bệnh cảm cúm và cảm lạnh đều sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Triệu chứng phân biệt sự khác nhau của cảm cúm và cảm lạnh

Tuy cùng nguyên nhân xuất phát bệnh do các chủng virus, nhưng cảm cúm chủ yếu do 3 loại virus cúm gây nên đó là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C. Ngược lại, cảm lạnh thì có tới khoảng hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây bệnh nhưng thường gặp là Rhinovirus.

Chính những tác nhân khác nhau sẽ làm xuất hiện một vài triệu chứng khác nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh, giúp người bệnh có thể phân biệt được hai bệnh này.

Cảm cúm

Cảm lạnh

Sốt cao từ 39 - 40 độ C

Ít sốt, hay cảm thấy lạnh run

Đau đầu và đau cơ nặng nề

Hầu hết không gây đau đầu, thỉnh thoảng có đau cơ

Ho và kèm tức ngực nặng

Ho và không kèm tức ngực nhẹ

Ít hắt xì, chủ yếu là tắc mũi nặng

Hắt hơi nhiều, nghẹt mũi và ít tắc mũi

Buồn nôn, nôn trong ngày

Không gây buồn nôn hay nôn

Nhìn chung, hầu hết các triệu chứng ở cảm cúm đều sẽ nặng và nguy hiểm hơn so với cảm lạnh. Nếu phát hiện bị cảm cúm, phải theo dõi chặt chẽ hơn vì bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng như viêm xoang, viêm phổi, viêm não viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết,… 

Thời gian kéo dài triệu chứng hai bệnh này cũng khác nhau:

  • Cảm lạnh thường kéo dài từ 5-7 ngày, sau đó các triệu chứng như ho, rát họng hay sổ mũi sẽ giảm dần, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe lên nhanh chóng
  • Triệu chứng của cảm cúm sẽ kéo dài lâu hơn trong vài tuần với các triệu chứng nặng nề hơn như nôn, nhức đầu, sốt kéo dài. 

Bên cạnh đó, người bệnh còn thể phân biệt cảm lạnh với cảm cúm thông qua các yếu tố:

  • Cảm lạnh thường sẽ xuất hiện sau khi thời tiết thay đổi, trời lạnh và mưa đột ngột ở hầu hết tất cả đối tượng.
  • Cảm cúm sẽ dễ mắc ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm do độ tuổi, bệnh lý như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ có thai hay người bị các bệnh bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh tim,...

Thời tiết thay đổi mưa là nguyên nhân gây cảm lạnh

Thời tiết thay đổi mưa là nguyên nhân gây cảm lạnh

Cách cải thiện cảm cúm và cảm lạnh tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng như ho, chảy nước mũi,... do cảm cúm và cảm lạnh tại nhà, người bệnh nên lưu ý sau:

Nguyên tắc điều trị chung

Cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh lý hô hấp do virus gây ra, vì vậy cách làm giảm các triệu chứng của bệnh nhanh nhất chính là tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua bữa ăn

Dinh dưỡng qua chế độ ăn là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp để cơ thể có thể nâng cao sức đề kháng chống lại cảm cúm, cảm lạnh. Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt:

  • Nhiều rau xanh như cải thảo, rau ngót, xà lách,... để bổ sung chất xơ.
  • Nhiều vitamin thông qua trái cây như vitamin C ở các loại cam, chanh giúp tăng cường đề kháng,...
  • Uống đủ nước và nên uống nước ấm thay vì nước đá, nước lạnh.

Vitamin C giúp tăng cường đề kháng trị cảm cúm, cảm lạnh

Vitamin C giúp tăng cường đề kháng trị cảm cúm, cảm lạnh

- Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

Khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm, cơ thể sẽ bị suy yếu và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn nên sắp xếp chế độ làm việc hợp lý, tránh stress,... để đảm bảo tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc từ đó sẽ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng tự nhiên.

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, khiến cơ thể được dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Người bệnh cảm cúm, cảm lạnh nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền,... để vừa cải thiện hô hấp vừa giúp tinh thần thoải mái hơn.

- Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày sẽ làm loãng dịch nhầy ở mũi, họng giúp giúp cải thiện hô hấp và tạo cơ hội để các niêm mạc mũi được hồi phục. Bạn có thể vệ sinh đường hô hấp bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng hàng ngày, sẽ cải thiện các chứng cảm cúm và cảm lạnh tại nhà hiệu quả.

Dùng nước muối rửa mũi giúp thông mũi

Dùng nước muối rửa mũi giúp thông mũi

Giảm triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh nhờ lợi khuẩn hô hấp

Hiện nay, với công nghệ hiện đại các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh lợi khuẩn đường hô hấp giúp hỗ trợ cải thiện các chứng cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả và an toàn.

Khi vào cơ thể, các lợi khuẩn sẽ tiết ra các kháng sinh tự nhiên giúp ức chế virus, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc hầu họng. Nổi bật hơn cả là 2 lợi khuẩn hô hấp Bacillus clausii và Bacillus subtilis giúp giảm nhanh triệu chứng như ho, nghẹt mũi, đau họng và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của đường hô hấp. 

Nhằm tăng sinh khả dụng và bảo vệ các lợi khuẩn tránh các tác nhân môi trường, vào năm 2022, Trung tâm công nghệ và sinh học thuộc Viện thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và sử dụng bào tử lợi khuẩn mang lại hiệu quả vượt trội hiệu quả. Bào tử lợi khuẩn là loại lợi khuẩn thế hệ tiên tiến nhất hiện nay so với lợi khuẩn thường, giúp mở ra hướng đi mới cho việc sử dụng lợi khuẩn hô hấp vừa giảm lành tính, vừa tăng hiệu quả trong điều trị bệnh cảm cúm và cảm lạnh.

Lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện chứng cảm cúm, cảm lạnh

Lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện chứng cảm cúm, cảm lạnh

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp cho người cảm cúm và cảm lạnh, đặc biệt là trẻ em sẽ là phương pháp toàn điện, vừa hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu vừa giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tái phát về sau. 

Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được những dấu hiệu của cảm cúm và cảm lạnh, để từ đó có những cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả cao. Điều quan trọng nhất cải thiện chứng cảm cúm hay cảm lạnh, chính là nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, và sử dụng lợi khuẩn hô hấp là phương pháp toàn diện phòng và điều trị cả hai bệnh trên.

Link tham khảo:

https://www.webmd.com/cold-and-flu/flu-cold-symptoms

https://www.health.qld.gov.au/news-events/news/difference-between-cold-flu-virus

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.