Điểm danh những dấu hiệu cảm lạnh bạn nên biết để điều trị đúng

A- A+

Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nhất là khi gặp những cơn mưa đột ngột hoặc giai đoạn chuyển mùa, nhiều người rất dễ nhiễm lạnh. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn cảm lạnh và cảm cúm. Vậy dấu hiệu cảm lạnh là gì, đâu là cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu cảm lạnh thường gặp

Trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất, nhưng người lớn khỏe mạnh cũng có thể bị hai hoặc ba lần trong năm. Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh. Mặc dù các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng chủ yếu bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau họng
  • Ho
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau nhức cơ thể hoặc đau đầu nhẹ
  • Hắt xì
  • Sốt nhẹ
  • Cảm thấy không khỏe (khó chịu)

Các dấu hiệu này thường sẽ hết sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường sau, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

Đối với người lớn, nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Sốt trên 101,3 độ F (38,5 độ C).
  • Sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên hoặc sốt trở lại sau thời gian không sốt.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Đau họng dữ dội, đau đầu hoặc đau xoang.

Đối với trẻ em, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt cao hoặc sốt kéo dài hơn hai ngày ở mọi lứa tuổi.
  • Các triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đau đầu hoặc ho.
  • Thở khò khè hoặc đau tai.
  • Cực kỳ khó chịu hoặc buồn ngủ bất thường.

Khi bị cảm lạnh thường có các dấu hiệu như hắt hơi, chảy nước mũi

Khi bị cảm lạnh thường có các dấu hiệu như hắt hơi, chảy nước mũi

Xem thêm: Cảm cúm và cảm lạnh: Những dấu hiệu giống và khác cần lưu ý

Nguyên nhân cảm lạnh phổ biến

Mặc dù có nhiều loại virus gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất. Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, mắt hoặc mũi. 

Virus có thể lây lan qua các giọt nhỏ bắn ra trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nó cũng lây lan qua tiếp xúc  với người bị cảm lạnh hoặc thông qua việc sử dụng chung các vật dụng bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ dùng, khăn tắm, đồ chơi hoặc điện thoại. 

Ngoài ra,  những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh:

  • Tuổi tác: Trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất, đặc biệt nếu trẻ chơi cùng các bạn khác đang bị cảm lạnh. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị cảm lạnh bất cứ lúc nào.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Người mắc bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn.
  • Thời gian trong năm: Vào mùa thu và mùa đông là 2 thời điểm dễ bị cảm lạnh nhất trong năm.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh và thời gian cảm lạnh nặng hơn.

Thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc cảm lạnh

Thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc cảm lạnh

Xem thêm: Mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

Phương pháp điều trị và phòng ngừa cảm lạnh 

Phương pháp điều trị cảm lạnh chủ yếu tập trung vào giảm các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Phòng ngừa bệnh cảm lạnh thông thường không thể dựa vào vắc-xin, tuy nhiên, có một số biện pháp phòng ngừa chung có thể giúp làm chậm sự lây lan của virus. Để thực hiện điều này, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đồng thời dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc rửa tay. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách hỉ mũi, đẩy các chất nhờn, nước mũi ra ngoài để ngăn chặn chúng xâm nhập sâu hơn, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Vệ sinh miệng và họng bằng cách súc miệng 2-4 lần/ngày bằng nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.
  • Lau sạch đồ đạc của bạn, bao gồm cả mặt bàn bếp và phòng tắm bằng chất khử trùng, đặc biệt khi trong gia đình bạn có người bị cảm lạnh. 
  • Hắt hơi và ho vào khăn giấy. Vứt khăn giấy đã dùng, ngay sau đó rửa tay cẩn thận. Dạy trẻ hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay uốn cong khi trẻ không có khăn giấy để che miệng.
  • Không dùng chung ly hoặc dụng cụ uống nước với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng cốc thủy tinh hoặc cốc dùng một lần của riêng bạn khi bạn hoặc người khác bị ốm. 
  • Ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh.

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm xịt mũi họng giúp làm bất hoạt virus, thông thoáng mũi họng và nâng cao miễn dịch là điều cần thiết. Nổi bật hiện nay trên thị trường là sản phẩm xịt mũi họng chứa thành phần Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol được biết đến như một thể mang kẽm vào tế bào từ đó nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên, và ức chế virus rất tốt.

Hơn thế nữa, các thảo dược tự nhiên có trong sản phẩm xịt mũi họng như kim ngân hoa, xạ can, lược vàng, cát cánh có tác dụng chống viêm, giúp tiêu dịch nhầy, giảm nhanh các triệu chứng của cảm lạnh.

Hoạt chất Hinokitiol từ cây tuyết tùng đỏ có tác dụng ức chế virus, tăng cường miễn dịch

Hoạt chất Hinokitiol từ cây tuyết tùng đỏ có tác dụng ức chế virus, tăng cường miễn dịch

Xem thêm: Cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả không cần dùng thuốc

Hy vọng, bài viết dấu hiệu cảm lạnh trên, bạn đã có được những thông tin sức khỏe hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh cảm lạnh nói riêng hoặc sức khỏe đường hô hấp, hãy để lại thông tin bên dưới phần bình luận để được tư vấn nhanh nhất.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.