Mẹ cần làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

A- A+

Cảm lạnh là căn bệnh rất phổ biến đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bị cảm lạnh khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon, cha mẹ lo lắng. 

Cảm lạnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu, sống trong môi trường ô nhiễm thì bệnh sẽ lâu khỏi và có thể diễn biến xấu, gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh để chữa trị kịp thời. 

Nguyên nhân của cảm lạnh do đâu? 

Nhiều người nghĩ rằng cảm lạnh là do tiếp xúc với không khí lạnh hoặc do thay đổi thời tiết gây ra, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh cảm lạnh chỉ có nguyên nhân chính là do virus. Có tới hơn 100 loại virus gây bệnh cảm lạnh khác nhau. Một năm trẻ có thể bị cảm lạnh rất nhiều lần nếu tiếp xúc với nhiều chủng virus gây bệnh khác nhau. 

Virus - nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ 

Virus - nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ 

Virus gây cảm lạnh có thể lây truyền từ người này sang người khác hoặc sẽ bám trên đồ chơi, quần áo, tay nắm cửa… Khi đó trẻ chạm tay vào các vật dụng có chứa virus gây cảm lạnh và đưa tay lên mắt, mũi, miệng cũng sẽ khiến trẻ bị bệnh. Nhiều người thường hay nhầm cảm lạnh và cảm cúm, tuy nhiên nếu biết cách phân biệt sẽ rất dễ nhận biết.

Các triệu chứng cảm lạnh của trẻ như thế nào?

Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ rất dễ nhận biết, điển hình với một vài triệu chứng sau đây: 

  • Chảy nước mũi: Đây là dấu hiệu thường thấy nhất khi trẻ bị cảm lạnh. Nước mũi của trẻ sẽ chảy liên tục, lúc đầu thì trong và loãng, nếu không điều trị tốt thì sẽ đặc dần và có màu vàng hoặc vàng xanh. 
  • Hắt hơi, nghẹt mũi điều này có thể khiến bé mất ngủ vì khó thở.
  • Bé sẽ bị ho, đau họng.
  • Sau một vài ngày bé có thể bị sốt (trên 38 độ C).
  • Chán ăn, mệt mỏi kiệt sức.
  • Quấy khóc liên tục. 
  • Thậm chí còn xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ.

Thường những dấu hiệu này sẽ tự động khỏi mà không cần dùng thuốc sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, cảm lạnh gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bé. Hơn thế nữa, nếu trẻ bị cảm lạnh mà không được chăm sóc cẩn thận có thể để lại các biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tai giữa, viêm amidan, có thể chuyển sang bệnh viêm phổi. Do đó, các mẹ hãy lưu ý đến các dấu hiệu cảm lạnh của trẻ để chữa trị kịp thời. 

Sổ mũi là triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh 

Sổ mũi là triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh 

Các phương pháp điều trị cảm lạnh từ tự nhiên 

Một năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 6 - 7 lần. Do đó các mẹ thường có xu hướng tìm đến các phương pháp điều trị cảm lạnh từ tự nhiên hơn là sử dụng thuốc tây. Dưới đây là một phương pháp thường được áp dụng trong điều trị cảm lạnh ở trẻ.

Vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối 

Cảm lạnh là do virus xâm nhập và khu trú ở đường hô hấp. Do đó việc vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối là vô cùng cần thiết. Nước muối có tính sát khuẩn tốt, hơn nữa lại vô cùng an toàn, còn là phương pháp dễ thực hiện nhất. 

Khi trẻ bị cảm lạnh bạn chỉ cần cho trẻ súc miệng và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý ngày 3 - 4 lần, thì các triệu chứng viêm họng, ho, sổ mũi cũng nhanh chóng thuyên giảm. Nếu không có nước muối sinh lý bạn có thể sử dụng muối tinh pha loãng với nước ấm cho trẻ súc miệng hàng ngày. 

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp giảm trình trạng nghẹt mũi, sổ mũi

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp giảm trình trạng nghẹt mũi, sổ mũi

Cho trẻ uống nhiều nước ấm 

Đây là phương pháp vô cùng hữu hiệu khi trẻ bị cảm lạnh. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng ho, viêm họng, sổ mũi thì bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, để luôn giữ ấm cổ họng. Từ đó, giúp làm dịu các cơn đau, rát họng do cảm lạnh gây ra. Nếu trẻ không chịu uống nước, bạn hãy thêm một ít mật ong hoặc vài lát chanh sẽ giúp điều vị khiến trẻ thích thú hơn rất nhiều, đồng thời cũng làm tăng hiệu quả điều trị.

Cho trẻ uống nhiều nước ấm sẽ giúp giảm sưng, viêm cổ họng khi bị cảm lạnh

Cho trẻ uống nhiều nước ấm sẽ giúp giảm sưng, viêm cổ họng khi bị cảm lạnh 

Luôn giữ ấm tay, chân và bụng bé. 

Tay, chân và bụng của bé là nơi dễ bị lạnh nhất, nhưng cũng là nơi chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu nhất. Do đó, việc giữ ấm tay, chân và bụng cho bé là vô cùng cần thiết, bé sẽ đỡ mệt, chơi nhiều hơn. Hãy mang tất, găng tay, mặc quần áo đủ ấm, cho bé dùng đồ ăn, thức uống ấm nóng hay có thể chườm ấm bụng của bé. 

Mang tất để giữ ấm chân cho bé kể cả khi bị cảm lạnh hoặc không

Mang tất để giữ ấm chân cho bé kể cả khi bị cảm lạnh hoặc không

Cho bé nghỉ ngơi, ăn uống bằng các dung dịch lỏng và ấm 

Khi bị cảm lạnh trẻ mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, quấy khóc, nghẹt mũi khó ngủ, không nên ép con phải theo giờ giấc khoa học thường ngày. Mẹ có thể massage mũi cho bé dễ thở, lau nước ấm toàn thân cho bé được thư giãn, dễ chịu sẽ giúp tình trạng bệnh của bé thuyên giảm nhanh chóng. 

Trẻ bị chán ăn, các mẹ cũng không nên ép buộc con ăn quá nhiều. Thay vào đó hãy cho con ăn súp hoặc cháo loãng ấm, nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. 

Cho bé ăn súp hoặc cháo loãng khi bị cảm lạnh

Cho bé ăn súp hoặc cháo loãng khi bị cảm lạnh

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp - Xu hướng mới điều trị cảm lạnh ở trẻ em 

Các nhà khoa học đã chứng minh lợi khuẩn hô hấp Bacillus clausii và Bacillus subtilis giúp điều hòa miễn dịch đường hô hấp trên vô cùng mạnh mẽ. Chúng giúp làm giảm đáng kể thời gian điều trị các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em, trong đó có cảm lạnh.

Hiện nay, lợi khuẩn đường hô hấp được sản xuất dưới dạng nhỏ và xịt mũi họng rất tiện lợi và dễ sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Hai loại lợi khuẩn là Bacillus clausii và Bacillus subtilis có tác dụng tốt trên đường hô hấp. 

Sử dụng bào tử lợi khuẩn bền với nhiệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Đây là giải pháp mới giúp ức chế mầm bệnh, từ đó hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng ho, viêm họng, sổ mũi, ngạt mũi do vi khuẩn, virus. Sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp thường xuyên giúp tạo hàng rào miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp phòng chống tái phát bệnh.

Hy vọng với những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh cảm lạnh ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về bệnh và có thêm kiến thức để chăm sóc con trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy comment ở dưới bài viết này để nhận tư vấn trực tiếp của các Bác Sĩ, Dược Sĩ giỏi của chúng tôi.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.