Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ nhanh chóng ngay tại nhà

A- A+

Trẻ em là đối tượng rất hay gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi hắt hơi bởi dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn hay thời tiết,... Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn nhất định cần biết những cách chữa nghẹt mũi an toàn - hiệu quả ngay tại nhà được đề cập trong bài viết sau đây.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ tại nhà không dùng thuốc

Nếu bé mới bắt đầu có biểu hiện nghẹt mũi do trẻ bị viêm mũi, cha mẹ không nên quá lo lắng, cũng đừng vội cho con dùng thuốc. Sau đây là một số cách chữa nghẹt mũi dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng cho con em nhà mình:

Massage các xoang mũi

unnamed (35)-min.png

Massage đúng cách sẽ giúp giảm nghẹt mũi và bé cảm thấy thoải mái hơn

Việc xoa bóp dọc các xoang mũi sẽ giúp làm giảm áp lực mũi, thúc đẩy quá trình thoát nước ra khỏi xoang và giảm tắc nghẽn, giảm cơn đau nhanh chóng. Có 3 kỹ thuật xoa bóp tại các xoang mũi mà bạn cần nắm là:

Xoa bóp xoang dọc hai bên cánh mũi

  • Vị trí: Xoang mũi nằm vị trí sau mũi, vùng dưới mắt.
  • Thực hiện: Đặt các ngón tay trỏ và ngón cái trên sống mũi của bạn giữa vùng giữa xương mũi và khóe mắt, ấn giữ tại vị trí đó trong khoảng 15 giây rồi vuốt dọc xuống sống mũi. Hãy xoa bóp nhẹ nhàng lặp lại trong khoảng 1 phút.

Xoa bóp xoang trán

  • Vị trí: Các xoang trán nằm ở trung tâm của trán, ngay trên mỗi mắt.
  • Thực hiện: Đầu tiên hãy xoa hai bàn tay với nhau để làm ấm chúng, sau đó đặt ngón trỏ và ngón giữa lên hai bên trán, ngay phía trên lông mày. Xoa bóp từ từ theo chuyển động tròn hướng ra ngoài về phía thái dương. Thực hiện động tác trong khoảng 30 giây một lần.

Xoa bóp nhân trung

  • Vị trí: Các xoang hàm trên nằm vị trí giữa mũi và môi. 
  • Bước thực hiện: Đặt ngón trỏ hoặc ngón cái lên vị trí dưới mũi trên môi, xoa bóp theo chuyển động tròn trong khoảng 30 giây đến vài phút sẽ giúp giảm sưng các mao mạch trong mũi, giúp giảm nghẹt hiệu quả.

Việc massage nhẹ nhàng ở các vị trí này có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi bạn thấy bé dễ thở hơn và dịch nhầy bắt đầu lỏng dần ra. Có thể kết hợp massage các xoang với các biện pháp khác như chườm ấm hoặc xông hơi để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, đau nhức của bé.

Hút loại bỏ dịch mũi

unnamed (34)-min.png

Hút loại bỏ dịch mũi là cách chữa nghẹt mũi hiệu quả ngay tại nhà

Trẻ em khi bị nghẹt mũi thường khó chữa hơn người lớn vì các bé có thể không tự thông mũi được. Do đó trong nhiều trường hợp, phụ huynh cần phải hút loại bỏ dịch mũi cho trẻ bằng các dụng cụ như ống hút, ống hình chữ U,... 

  • Thực hiện: 
  • Vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ hút.
  • Nhỏ hai giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi để làm loãng các chất nhầy trong mũi, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé để giọt nước muối có thể chảy vào mũi dễ dàng hơn.
  • Khi sử dụng bóng hút mũi, bạn hãy bóp quả bóng trước khi đưa nó vào trong mũi trẻ, sau đó thả lỏng từ từ quả bóng ra, nó sẽ kéo chất nhầy trong mũi ra ngoài. Bỏ phần chất nhầy đi và thực hiện lại nếu mũi vẫn còn nghẹt.
  • Số lần: Thực hiện vào 15 phút trước khi cho bé ăn và quá 3 lần/ngày vì dễ làm kích ứng niêm mạc mũi. 

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi có thể giúp làm dịu mũi bị kích ứng, giúp làm lỏng chất nhầy tắt trong mũi, được nhiều người đánh giá là cách chữa nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả và nhanh chóng. Bạn cần lưu ý thực hiện đúng các bước xịt mũi theo hướng dẫn dưới đây:

  • Cách pha: Bạn có thể mua các chai dung dịch xịt mũi ở các quầy thuốc hoặc tự làm tại nhà bằng cách pha nửa muỗng cafe muối vào khoảng 250ml nước ấm rồi cho vào bình xịt hoặc ống bơm.
  • Bước thực hiện: 
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành xịt mũi cho trẻ. 
  • Để trẻ nằm nghiêng trên gối cao hoặc đứng cúi người về trước khoảng 45o và nghiêng đầu để nước có thể thông ra 2 bên mũi. 
  • Nhẹ nhàng xịt, nhỏ hoặc bơm từ từ nước muối sinh lý vào một bên mũi, để nước có thể chảy từ bên mũi này qua mũi kia ra ngoài. Lưu ý dặn bé mở miệng để thở, không được thở bằng mũi.
  • Xì nhẹ để làm sạch mũi, không xì mạnh tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Rửa sạch chất nhầy trong mũi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho lần sau.
  • Số lần: Việc rửa mũi chỉ nên thực hiện 1 lần/ngày và không nên quá thường xuyên vì sẽ làm giảm chất nhầy tự nhiên ở mũi trẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập.

Uống nhiều nước

Việc giữ đủ nước là rất quan trọng vì việc duy trì mức độ hydrat hóa tối ưu trong cơ thể sẽ giúp làm loãng các chất nhầy trong đường mũi, dễ đẩy chúng ra ngoài hơn và giảm áp lực trong xoang giúp giảm đau cho bé. Đồng thời việc uống đủ nước cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

unnamed (33)-min.png

Uống nhiều nước để vừa giảm nghẹt mũi vừa tăng sức để kháng cho trẻ

Xông hơi

Hơi nước ấm có thể làm giãn các mao mạch máu trong mũi, giúp giảm sưng tắc mũi, làm dịch tiết và chất nhầy dễ loại ra ngoài hơn. Để trẻ ngồi trước một chậu nước nóng, cho trẻ ngồi xông hơi trong một khoảng thời gian ngắn. Lưu ý không cho bé chạm vào nước nóng, tránh cho chậu nghiên đổ làm bé bị bỏng. Ngoài ra, việc cho bé tắm bằng nước ấm cũng có thể có hiệu quả tương tự.

Cách chữa nghẹt mũi bằng thuốc tây

Một số loại thuốc trị nghẹt mũi thông thường mà bạn có thể mua ở nhà thuốc để điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi cho bé là:

  • Thuốc xịt thông mũi: Đây là loại thuốc giúp co mao mạch, giảm sưng đau đường mũi, giảm áp lực xoang từ đó giảm đi tính trạng nghẹt mũi. Một số thuốc thường dùng hiện nay là: Sản phẩm tác dụng ngắn (ephedrin, naphazolin hay phenylephrine) và tác dụng kéo dài (xylometazolin, oxymetazolin).
  • Thuốc kháng Histamin: Thường được kê đi kèm với các thuốc trị cảm sốt và dùng cho các trường hợp hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi do dị ứng với môi trường hay do cảm cúm. Một số loại thường thấy là: Chlorpheniramin, loratadin, desloratadin, cetirizin,...
  • Thuốc xịt mũi Steroid: Thuốc có tác dụng chống viêm, ngứa, co mạch, giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên chúng có thể gây một số tác dụng phụ như khô mũi, kích ứng niêm mạc hay chảy máu mũi.

Nếu trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ bị nghẹt mũi kéo dài trên 2 tuần, có các dấu hiệu như tím tái, da xanh, thở khò khè,.... thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám, hướng dẫn điều trị một cách cụ thể, tránh tự chữa làm nặng thêm bệnh của bé.

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp - Giải pháp mới chữa nghẹt mũi

Bên cạnh phải nắm những cách chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả cho trẻ, thì các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, chống lại bệnh tật đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Trong đó, bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp là một phương pháp mới mà hiện nay rất được các bậc cha mẹ tin dùng.

unnamed (13) (1)-min.png

Hai chủng lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis tốt cho đường hô hấp

Hai lợi khuẩn có khả năng sống cao, tác dụng tốt trên đường hô hấp đã được nghiên cứu là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến các khu vực niêm mạc hô hấp đang bị tổn thương, tạo màng nhầy biofilm bao phủ vết thương, bảo vệ khỏi tế bào niêm mạc mũi khỏi các mầm bệnh từ đó hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ho, viêm họng do virus, vi khuẩn.

Nhược điểm là hai chủng lợi khuẩn này rất dễ bị chết khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đến năm 2022, nhược điểm này đã được khắc phục khi Trung tâm công nghiệp sinh học Viện thực phẩm chức năng đã nghiên cứu sử dụng bào tử lợi khuẩn để bảo toàn 100% lợi khuẩn cũng như hiệu quả của chúng đối với hệ hô hấp.

Trên đây là các cách chữa nghẹt mũi thường gặp mà các bậc cha mẹ cần nắm để có thể xử lý các tình trạng nghẹt mũi cho con trẻ. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan, hãy liên hệ đến số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp.

Đặng Huyền.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.