Trẻ bị viêm mũi: Điều trị, chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả

A- A+

Viêm mũi là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị đúng cách. Để tìm hiểu rõ hơn về trẻ bị viêm mũi, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi

Viêm mũi ở trẻ là tình trạng lớp niêm mạc trong mũi bị sưng tấy và viêm. Trẻ em có hệ miễn dịch còn non nớt và khá nhạy cảm với thời tiết nên rất dễ mắc phải bệnh lý viêm mũi. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm mũi ở trẻ như:

  • Do môi trường, thiết tiết thay đổi: Thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng gây các bệnh hô hấp. Môi trường ngày càng ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá, xăng dầu, hóa chất công nghiệp… 
  • Do vi khuẩn, virus, nấm mốc: Có tới 80% trẻ bị viêm mũi do virus gây ra như virus cúm, virus sởi, virus Adeno… Vi khuẩn chỉ chiếm 20% như liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, B, C, G và các vi khuẩn kỵ khí… Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A thường lây lan qua nước mũi, nước bọt khi nói chuyện, hắt hơi, ho… 
  • Bệnh đường hô hấp khác: Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản… có thể gây kích thích niêm mạc mũi gây viêm mũi ở trẻ em.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm mũi dị ứng,  trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những em bé khác.

Triệu chứng trẻ bị viêm mũi

Viêm mũi dị ứng ở trẻ không ảnh hướng đến tính mạng nhưng gây triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng viêm mũi là cách tốt nhất để phụ huynh có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời và ngăn chặn bệnh tái phát. 

Nhan-biet-som-cac-trieu-chung-cua-benh-giup-dieu-tri-benh-hieu-qua.png

Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh giúp điều trị bệnh hiệu quả

Một số triệu chứng điển hình của trẻ bị viêm mũi bao gồm:

  • Ngứa mũi: Triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên do các tác nhân dị ứng gây nên.
  • Hắt hơi: Trẻ hắt hơi liên tục, đặc biệt vào sáng sớm do niêm mạc mũi bị kích thích.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi trong hoặc nhầy mũi, thở khò khè, nhiều trường hợp nặng có thể gây khó thở, hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Ho, đau họng.
  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt vào chiều tối hoặc sáng sớm, trẻ thường sốt trên 37,5 độ C. Trong trường hợp bị bội nhiễm, trẻ có thể sốt cao đến 39-40 độ C khoảng 2-3 ngày.

Ngoài những triệu chứng trên, trẻ bị viêm mũi còn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, thức giấc về đêm… Cha mẹ không nên chủ quan mà cần chú ý các triệu chứng bất thường để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Điều trị trẻ bị viêm mũi hiệu quả

Mục tiêu trong điều trị viêm mũi trẻ em là kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi và cơ địa của trẻ mà mẹ có thể lựa chọn phương pháp hợp lý. 

Sử dụng thuốc tây điều trị viêm mũi ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm mũi, bác sĩ thường kê đơn cho trẻ một số thuốc điều trị như:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc phổ biến giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi… Một số thuốc kháng histamin hay được sử dụng như: Clorpheniramin, Fexofenadine…
  • Thuốc chống viêm: Thông thường, các loại thuốc này được bào chế dưới dạng xịt và được đánh giá là cách chữa nghẹt mũi nhanh cho bé, có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn ở niêm mạc mũi và được chỉ định trong một thời gian ngắn như: Rhinocort, Flixonase, pivalone…
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm mũi nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số kháng sinh được bác sĩ kê như: Amoxicillin, Cefuroxim…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cha mẹ cho trẻ bằng uống thuốc hạ sốt chứa đơn chất paracetamol.

Thuoc-tay-chi-su-dung-khi-tre-bi-viem-mui-nang

Thuốc tây chỉ sử dụng khi trẻ bị viêm mũi nặng

Phụ huynh cần tuân thủ theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng theo đơn cũ của bác sĩ.

Mẹo dân gian điều trị viêm mũi ở trẻ

Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ hạn chế phụ thuộc thuốc kháng sinh và an toàn với cơ thể của trẻ. Khi thấy con bị viêm mũi, phụ huynh không nên vội sử dụng kháng sinh cho trẻ mà hãy lưu lại một số biện pháp điều trị viêm mũi ở trẻ ngay tại nhà dưới đây:

  • Lá hẹ hấp mật ong: Trong đông y, lá hẹ có khả năng thanh nhiệt, tiêu đờm hiệu quả. Lá hẹ đã được chứng minh là chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn, virus khi trẻ bị viêm mũi. Bạn đem lá hẹ rửa sạch, cắt khúc. Hấp cách thủy lá hẹ và mật ong trong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước và cho trẻ dùng 2-3 thìa/lần, ngày 3 lần.
  • Hoa hồng trắng: Hoa hồng trắng có tính ấm giúp giảm viêm, chống ho, bổ phế… Loại hoa này còn rất giàu vitamin A, B, C, K giúp cải thiện bằng cách làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp trẻ thông thoáng đường thở. Mẹ có thể sử dụng hoa hồng trắng, hấp cùng đường phèn trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 - 3 lần. Dùng đều đặn tới khi triệu chứng viêm mũi của trẻ hết hẳn.

Đây đều là những nguyên liệu quen thuộc, có sẵn trong gian bếp nên rất an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên áp dụng với trẻ bị viêm mũi nhẹ hoặc mới chớm mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp - Giảm triệu chứng viêm mũi ở trẻ

Hiện nay, để giảm triệu chứng viêm mũi ở trẻ như: sổ mũi, nghẹt mũi, các chuyên gia khuyên mẹ nên cho con sử dụng sản phẩm chứa thành phần lợi khuẩn hô hấp.

Khi vào cơ thể, lợi khuẩn hô hấp giúp tăng cường sức đề kháng niêm mạc mũi miệng, giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả. Không chỉ có vậy, sử dụng xịt hoặc nhỏ mũi họng chứa lợi khuẩn còn giúp giảm triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp khác như: đau họng, viêm họng, viêm amidan ở trẻ nhỏ rất hữu hiệu.

Loi-khuan-giup-bo-sung-vi-khuan-co-loi-giam-nhanh-trieu-chung-so-mui-nghet-mui

Lợi khuẩn giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, giảm nhanh triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi

Biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm mũi tại nhà

Thông thường, với trẻ bị viêm mũi nhẹ, mới chớm cha mẹ cần lưu ý thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà để cải thiện triệu chứng giúp trẻ dễ chịu và nhanh chóng khỏi bệnh hơn. 

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ có dấu hiệu bị ngạt mũi, chảy nước mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%, thực hiện 3-4 lần/ngày cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Bạn nên sử dụng khăn mềm hoặc bông tăm để lau sạch dịch mũi cho trẻ. Đây là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ tại nhà được nhiều người áp dụng.

Đối với tình trạng dịch mũi quá nhiều hoặc quá đặc, bạn nên sử dụng dụng cụ hút mũi để làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. 

Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Bổ sung nước cho cơ trẻ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi của trẻ, giúp trẻ dễ chịu hơn. Nên cho trẻ uống nước ấm hoặc các loại trái cây. Đối với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú nhiều cữ giúp trẻ có thêm kháng thể giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm mũi.

Tang-luong-sua-giup-lam-loang-chat-nhay-giam-viem-mui-o-tre.png

Tăng lượng sữa giúp làm loãng chất nhầy giảm viêm mũi ở trẻ

Phòng ngừa tái phát viêm mũi ở trẻ

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm mũi do hệ miễn dịch kém, nhạy cảm với các yếu tố từ thời tiết và các vi sinh vật gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh viêm mũi trẻ em như:

  • Vệ sinh nhà cửa, dụng cụ cá nhân xung quanh trẻ.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý cho trẻ hàng ngày, đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là cổ họng và vùng mũi miệng khi thay đổi thời tiết.
  • Dùng máy tạo ẩm để môi trường trong lành, đủ độ ẩm cho niêm mạc mũi của trẻ không bị khô.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, hoa hoặc không khí bị ô nhiễm.

Hy vọng với những kiến thức về trẻ bị viêm mũi sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy bình luận ở dưới bài viết này để nhận tư vấn trực tiếp từ   chuyên gia của chúng tôi.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.