Dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm là những nguyên nhân thường gặp khiến cho các mạch máu trong mũi bị ứ và viêm. Chúng làm tăng dịch mũi, chất nhầy gây nên tình trạng nghẹt mũi khiến bạn khó ngủ, hoặc thậm chí là không thể ngủ được. Vì vậy bạn cần có các mẹo để làm tan phần dịch nhầy gây nghẹt hoặc các giải pháp xa hơn để ngăn mũi nghẹt trở lại khi về đêm.
Một số cách giảm nghẹt mũi do viêm mũi xoang nhanh, đơn giản mà bạn có thể áp dụng trước khi đi ngủ như:
Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp giảm áp lực xoang làm cho chất nhầy và nước mũi dễ thoát ra khỏi xoang mũi hơn, giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn và tránh bị đau đầu do viêm xoang vào sáng hôm sau. Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, bạn hãy kê cao gối đầu, hoặc có thể ngủ trên ghế tựa, võng. Đồng thời thực hiện massage hai gốc mũi trong khoảng 3 phút, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Nằm gối cao đầu là cách làm hữu hiệu để giảm nghẹt mũi khi đi ngủ
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng, rửa sạch các chất nhầy, dịch mũi đọng trong xoang mũi và giảm nghẹt gần như ngay lập tức.
Việc rửa mũi yêu cầu phải đúng kỹ thuật và tốt nhất là được hướng dẫn bởi người có chuyên môn. Khi rửa, bạn cần cúi người về trước khoảng 45o. Sau đó, đưa vòi vào một bên mũi rồi đồng thời xịt nước muối từ từ vào khoang mũi và phải thở bằng miệng không được thở bằng mũi để tránh nước chảy xuống phổi. Tiếp theo, xì mũi nhẹ nhàng và từ từ để loại chất nhầy ra khỏi mũi.
Bên cạnh rửa mũi thì súc họng bằng nước muối cũng được bác sĩ khuyến cáo nhằm hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, vi rút ra khỏi họng, ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm hay hắt hơi, sổ mũi.
Hơi nước nóng có thể giúp lưu thông máu, mở ra các xoang mũi. Xông hơi sẽ giúp làm lỏng chất nhầy khô và có thể giúp nước mũi chảy ra, giảm đau và nghẹt mũi nhanh chóng. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là đổ nước sôi với một bát lớn, che đầu bằng khăn, cúi người và hít hơi nước ra từ bát. Việc này có thể thực hiện ngay trước khi ngủ hoặc 3-4 lần trong ngày. Chú ý không tiếp xúc với hơi nước nóng quá nóng sẽ gây bỏng da mặt.
Tương tự với việc xông hơi, tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm tắc nghẽn tạm thời bằng cách làm loãng chất nhầy. Bạn nên tắm nước ở nhiệt độ vừa phải, đóng kín cửa để hơi nước có thể tụ lại. Khi hơi nước bốc lên hãy hít thở sâu vài lần kết hợp với xoa bóp các xoang mũi để làm sạch và giúp mũi thoải mái hơn.
Xoa bóp hai cánh mũi đúng cách giúp giảm nghẹt mũi khi đi ngủ hiệu quả
Nếu bạn không thích các cách xông hơi hay tắm nước nóng trên, bạn có thể chọn ăn một món súp nóng cũng cho hiệu quả tương tự. Đặc biệt với súp hoặc phở từ gà có thêm tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng và hiệu quả chống viêm nhẹ. Dùng một bát súp hoặc phở gà nóng vào buổi tối có thể giúp bạn thông nghẹt mũi, thư thái và ngon miệng hơn.
Trà đã được chứng minh có các tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng đồ uống nóng giúp làm nhẹ đi các triệu chứng cảm lạnh và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm một ít mật ong hoặc chanh vào trà nóng, mật ong sẽ làm dịu cơn ho và chanh có thể giúp chống nhiễm trùng ngừa viêm họng. Vào buổi tối, bạn nên chọn một loại trà không chứa caffein như trà hoa cúc, trà bạc hà, hồng trà hay trà chanh gừng để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
Bạc hà là thành phần rất thường thấy trong các sản phẩm thuốc ho hay trị cảm sốt, có tác dụng thông mũi một cách tự nhiên, giảm nghẹt mũi và giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể uống trà bạc hà nóng, nhai kẹo hoặc đặt một máy phát tán tinh dầu bạc hà trong phòng ngủ. Lưu ý, chỉ uống tối đa 5 cốc trà bạc hà trong một ngày, và hạn chế dùng các sản phẩm từ bạc hà cho trẻ em.
Dùng bạc hà cũng là cách hiệu quả để hết nghẹt mũi khi ngủ
Mũi khi bị khô có thể cảm thấy đau và nhạy cảm hơn với các chất trong không khí dễ gây dị ứng, hắt hơi và làm tiết chất chất nhầy quá mức. Do đó, nên đặt một máy tạo độ ẩm trong nhà hoặc trong phòng ngủ của bạn để làm ẩm không khí, ngăn ngừa tình trạng khô quá mức và giảm cảm giác đau khi thở do mũi bị tắc nghẽn.
Dùng máy độ ẩm nhiều có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và nấm, bạn cần thường xuyên vệ sinh và làm sạch máy. Bên cạnh đó, cần hạn chế nằm quạt hay điều hòa hướng thẳng vào mũi vì sẽ làm nặng thêm tình trạng mũi bị khô.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi mà bạn cần phải dùng các loại thuốc khác nhau để phù hợp với từng bệnh bạn đang mắc phải. Một số loại thuốc mà bạn có thể dùng như sau:
Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường kéo dài trong vòng 1 tuần. Do đó, nếu tình trạng nghẹt mũi vẫn còn xuất hiện sau 2 tuần hoặc kèm theo các dấu hiệu như mặt tím tái, không thở được, thở khò khè, hổn hển thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.
Sử dụng thuốc xịt mũi khi cần thiết để giảm nghẹt mũi nhanh
Một số cách có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi về đêm bên cạnh việc súc rửa nước muối thường xuyên như:
Lợi khuẩn đường hô hấp - Cách để hết nghẹt mũi khi đi ngủ hiệu quả cho trẻ
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo để trị nghẹt mũi một cách tạm thời khi ngủ thì việc nâng cao sức đề kháng của chính bản thân là một điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Trong phổi chúng ta luôn có một lượng lợi khuẩn được gọi là “bảo bối” của đường hô hấp, chúng giúp làm sạch đường thở, ngăn chặn vi khuẩn, virus có hại, tránh đi rất nhiều bệnh về đường hô hấp thường gặp. Trong đó hai lợi khuẩn là Bacillus clausii và Bacillus subtilis có khả năng sống cao và tác dụng tốt trên đường hô hấp giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng cho đường hô hấp trên, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi thường xuyên gặp trong cuộc sống.
Có rất nhiều cách để hết nghẹt mũi khi ngủ như kê cao đầu khi ngủ, uống trà nóng, xông hơi, dùng tinh dầu bạc hà,... Bạn có thể lựa chọn áp dụng các cách khác nhau phù hợp với tình trạng nghẹt mũi bản thân, cùng với đó là phải tự nâng cao sức đề kháng của bản thân để có được một sức khỏe tốt nhất.
Đặng Huyền.