Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính, có khả năng lây lan nhanh, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện sớm. Chính vì vậy, phụ huynh cần nhận biết từ sớm các triệu chứng của cảm cúm ở trẻ để chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Cảm cúm gây ra các triệu chứng từ nhẹ tới nặng tùy theo các giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng cúm thường bị nhầm lẫn với những dấu hiệu bị cảm lạnh. Tuy nhiên, cảm lạnh thường có diễn biến chậm trong khi cúm lại phát triển nhanh chóng hơn. Các triệu chứng của cảm cúm có thể nhận thấy trong khoảng 48 - 72 tiếng sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh:
Triệu chứng cảm cúm dễ nhận biết nhất ở trẻ chính là sốt cao đột ngột từ 38.5 đến 39 độ C. Phụ huynh cần chú ý hạ sốt cho trẻ trong giai đoạn này, sử dụng oresol để bù nước nếu cần thiết. Cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện như mê sảng hay co giật.
Đa phần lượng dịch xuất tiết lúc đầu thường trong và loãng, nhưng nếu trẻ không được vệ sinh mũi họng thường xuyên mà để ứ đọng nhiều sẽ gây ra bội nhiễm vi khuẩn, dịch sẽ trở thành màu xanh hoặc vàng và đục hơn. Hầu hết trước khi trẻ xuất hiện dịch nhầy sẽ hắt hơi nhiều hơn bình thường như một dấu hiệu báo trước của bệnh.
Hắt hơi, dịch nhầy mũi nhiều là dấu hiệu cảnh báo cảm cúm ở trẻ
Đau là một trong những triệu chứng của cảm cúm khá nổi bật, giúp phân biệt cảm lạnh thông thường. Trẻ mắc cúm thường bị đau đầu, đau nhức cơ bắp khắp người. Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói thường sẽ thể hiện bằng cách quấy khóc, khó chịu khi nằm một chỗ.
Đây là triệu chứng cảm cúm thường gặp ở trẻ em hơn so với người lớn. Nguyên nhân là khi bị nhiễm cúm, sức đề kháng của trẻ bị giảm nhanh, gây ra mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa, hại khuẩn phát triển nhanh và gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.
Ngoài những triệu chứng thường gặp phía trên, trẻ cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như biếng ăn, thay đổi khẩu vị, sợ mùi thức ăn, buồn nôn hoặc nôn khi ngửi mùi thức ăn.
Một số trẻ còn mắc phải các biến chứng khác như viêm kết mạc, sưng phù mí mắt, đỏ mắt,... Tuy nhiên đây không phải là những dấu hiệu đặc thù, do đó người bệnh dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của cảm lạnh thông thường.
Trẻ thường biếng ăn, thay đổi khẩu vị khi mắc cảm cúm
Do cảm cúm xuất phát từ virus nên kháng sinh không có tác dụng. Mục tiêu chính của việc điều trị cảm cúm là giảm nhẹ và loại bỏ triệu chứng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh cúm, những trường hợp nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ bị nặng, mẹ nên cho trẻ đi khám và sử dụng thuốc cảm cúm cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số cách giảm triệu chứng cảm cúm cho trẻ có thể áp dụng như sau:
Việc vệ sinh mũi họng thường xuyên giúp thông thoáng đường thở và hạn chế tình trạng bội nhiễm gây viêm đường hô hấp. Phụ huynh có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng bình xịt, cách này phù hợp với trẻ trên 1 tuổi. Khi thực hiện phương pháp này, cha mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ thực hiện rửa mũi khi trẻ thức, đảm bảo trẻ mở miệng để giúp nước từ mũi không chảy vào họng.
Xịt nước muối loãng pha ấm vào từng hốc mũi và dùng 2 ngón tay day vào hai bên cánh mũi để nước chảy ra, lặp lại khoảng 2 - 3 lần để rửa sạch niêm mạc trong hốc mũi.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên vệ sinh bằng nước muối khi thực sự cần thiết. Đặc biệt không nên xịt rửa mũi cho trẻ bằng nước muối biển sâu vào trời lạnh. Bởi cường độ áp suất mạnh cùng hơi lạnh lan tỏa nhanh chóng có thể gây tổn thương niêm mạc, gây tác dụng ngược và cuốn hết chất nhầy xuống cổ họng khiến trẻ dễ bị ho.
Vệ sinh mũi họng giúp lưu thông đường thở và giảm viêm cho trẻ
Như đã đề cập phía trên, trẻ bị cảm cúm sẽ thường cảm thấy khó chịu trong người, biếng ăn, chán ăn hoặc thay đổi khẩu vị. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và giúp trẻ mau phục hồi, phụ huynh cần lưu ý để chế độ dinh dưỡng như sau:
Trẻ mắc cảm cúm nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng để bổ sung dinh dưỡng
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi, phụ huynh cũng nên tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm sau đây:
Việc sử dụng lợi khuẩn để điều trị cảm cúm đang là một trong những giải pháp mới nhất hiện nay với tính hiệu quả, an toàn. Lợi khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch và chiếm tới 85% số lượng vi sinh vật có trong cơ thể. Có 2 loại lợi khuẩn tác dụng đến đường hô hấp, giúp phòng ngừa các loại vi khuẩn, virus là Bacillus clausii và Bacillus subtilis.
Hai lợi khuẩn này sẽ di chuyển đến những vùng bị tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp, tạo màng nhầy biofilm và kích thích niêm mạc tạo ra kháng thể IgA. Kháng thể này có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên lạ như vi khuẩn, virus, độc tố hay nấm ngay tại chỗ. Không chỉ vậy, lợi khuẩn còn giúp ức chế vi khuẩn cơ hội, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Mặc dù vậy, lợi khuẩn lại rất dễ chết đi khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Bacillus clausii và Bacillus subtilis được chứng minh giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp
Vào năm 2022, Trung tâm công nghệ sinh học Viện thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bào tử lợi khuẩn giúp lợi khuẩn bền với nhiệt và tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Từ đó cho ra sản phẩm xịt mũi họng hiệu quả cao, an toàn và lành tính cho người bệnh.
Sử dụng xịt mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn đường hô hấp giúp người bệnh ức chế mầm bệnh nhanh chóng, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ho, viêm họng, sổ mũi, ngạt mũi do vi khuẩn, virus gây nên, đồng thời tăng cường sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp chống tái phát bệnh.
Trên đây là những thông tin về triệu chứng của cảm cúm ở trẻ và cách giảm triệu chứng. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích hỗ trợ cho việc phòng ngừa và điều trị cảm cúm cho con em mình.
Đặng Huyền.