Viêm mũi dị ứng ở trẻ gây ra các triệu chứng khó chịu. Trẻ quấy khóc nhiều, không hoạt bát, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Do vậy, sớm lựa chọn loại thuốc trị viêm mũi dị cho trẻ giúp trẻ giảm khó chịu và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng quá mẫn của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Phản ứng dị ứng này trong cơ thể khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè.
Việc sử dụng thuốc tây trị viêm mũi dị ứng cho trẻ cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng khi trẻ bị viêm mũi dị ứng:
Trẻ chỉ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn chứ không phải virus vì kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh khiến trẻ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, các bậc phụ huynh cần cân nhắc trước khi sử dụng cho trẻ.
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi viêm mũi dị ứng do vi khuẩn
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể bằng các giải phóng các histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Đây là cơ chế của cơ thể để ngăn chặn sự tấn công của các yếu tố bên ngoài nhưng chính điều này lại gây ra các triệu chứng khó chịu ở trẻ. Vì vậy, bác sĩ thường kê thêm các thuốc kháng histamin.
Thuốc kháng histamin có tác dụng làm mất khả năng sinh học của histamin, từ đó ngăn ngừa các biểu hiện dị ứng như sổ mũi, chảy nước mắt… Một số nhóm thuốc histamin được dùng cho trẻ nhỏ là cetirizin, clorpheniramin, loratadin,… Đây đều là những nhóm thuốc an toàn cho trẻ và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi bị viêm mũi dị ứng.
Để giúp trẻ thoải mái, mũi thông thoáng, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc thông mũi, nghẹt mũi giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Hiện nay, thuốc thông mũi có 2 dạng gồm:
Thuốc co mạch giúp giảm nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng nhưng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Các bậc phụ huynh cần nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tránh những tác dụng không mong muốn. Sử dụng thuốc thông mũi quá 3 ngày có thể gây tác dụng ngược, khiến tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ ngày càng tồi tệ hơn.
Thuốc xịt mũi chứa corticoid được dùng trong điều trị các trường hợp viêm mũi dị ứng từ trung bình tới nặng, khi trẻ có các triệu chứng nghẹt mũi, polyp mũi.
Hiện nay, một số thuốc corticoid dạng xịt: Beclomethasone, budesonide, fluticasone… Thuốc dạng xịt có tác dụng tại chỗ, hiệu quả lâu dài do không bị hấp thu hoạt chất vào máu. Đây là loại thuốc được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lạm dụng thuốc xịt này cho trẻ gây kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam, khô, teo niêm mạc mũi… Do đó, phụ huynh cần sử dụng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc hoặc dùng kéo dài cho con.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây trị viêm mũi dị ứng cho trẻ, bậc phụ huynh có thể lựa chọn các bài thuốc dân gian giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi bị viêm mũi dị ứng.
Đối với cơ thể còn non nớt như trẻ em, việc sử dụng thuốc tây đôi khi đem lại những tác dụng phụ không mong muốn, do đó bài thuốc dân gian được coi là cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng và an toàn cho trẻ.
Trong tỏi có chứa thành phần allicin dược tính mạnh, có khả năng loại bỏ vi khuẩn đường hô hấp, giúp điều hòa miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết cho trẻ. Tỏi giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ.
Nghiền nát tỏi với một chút nước lọc, lọc qua rây để lấy nước cốt tỏi. Pha nước cốt này với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp này vào cánh mũi của trẻ trong khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm lau sạch. Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp này với trẻ nhỏ. Chỉ nên áp dụng cho trẻ lớn trên 5 tuổi. Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó chịu thì không nên tiếp tục áp dụng cho con.
Tỏi trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hiệu quả được nhiều người áp dụng
Từ xưa đến nay, gừng được nhiều người lựa chọn như một chất kháng sinh tự nhiên. Trong gừng chứa gingerol có hoạt tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, gừng còn chứa hai hoạt chất capsaicin và piperine có khả năng kháng histamin, làm thông thoáng mũi. Các chuyên gia cũng nghiên cứu và chứng minh tỏi có tác dụng lưu thông khí huyết và là một chất xúc tác giúp giảm đau hiệu quả. Sử dụng gừng là một biện pháp trị viêm mũi dị ứng cho trẻ an toàn.
Gừng thái lát mỏng hòa cùng với nước sôi và mật ong. Đề nguội, cho trẻ uống 2 lần vào sáng và tối để đem lại hiệu quả cao.
Lưu ý, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, có thể thay thế mật ong bằng đường phèn cho trẻ nhỏ.
Ngải cứu là thảo dược quen thuộc, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao nên giúp điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Phần lá của ngải cứu chứa một lượng tinh dầu lớn giúp thông thoáng mũi giảm cảm giác khó chịu cho trẻ khi bị viêm mũi dị ứng.
Nấu nước ngãi cứu cho bé xông để giảm bớt tình trạng tắc mũi. Tuy nhiên, cần thực hiện cẩn thận trọng để tránh làm bỏng cho bé.
Việc bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp cho bé là biện pháp thiết thực, vừa giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của trẻ, tăng đề kháng tự nhiên, vừa giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp dưới. Điều này cũng đã được thử nghiệm và chứng minh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học nhận thấy bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, trong đó có tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ.
Hai lợi khuẩn có khả năng sống cao, tác dụng tốt trên đường hô hấp là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn hô hấp giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh triệu chứng viêm mũi họng, đồng thời tiết ra các kháng sinh tự nhiên của hô hấp giúp ức chế vi khuẩn cơ hội, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp dưới.
Hai lợi khuẩn đường hô hấp giúp cải thiện nhanh viêm mũi dị ứng cho trẻ
Hy vọng với những kiến thức về thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về thuốc và lưu ý khi sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy bình luận ở dưới bài viết này để nhận tư vấn trực tiếp của các bác sĩ và dược sĩ giỏi của chúng tôi.
Đặng Huyền