Nhiều người vẫn biết thanh quản được ví như “hộp thoại” giúp con người thực hiện các chức năng phát âm, dẫn truyền hơi thở. Tuy nhiên, thanh quản còn có nhiều công dụng hơn thế. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn cấu tạo thanh quản và chức năng quan trọng của nó đối với cơ thể.
Trải qua quá trình tiến hóa, thanh quản là cơ quan trong cổ, thực hiện nhiệm vụ tạo ra âm thanh, tiếng kêu của một số loại động vật như bò sát, lưỡng cư, nhóm thú (trong đó có con người).
Thanh quản là một đoạn thuộc hệ hô hấp nằm phía dưới nơi đường hầu họng tách ra thành thực quản và khí quản, nối khí quản với yết hầu nằm ở phần trước của cổ. Theo giải phẫu, thanh quản nằm ở đốt sống C2-C3 ở trẻ em và C2-C6 ở người lớn. Khi chúng ta cúi xuống, ngẩng lên hoặc nuốt,... thanh quản sẽ di chuyển và có những thay đổi căng ra hoặc co lại.
Hình dạng thanh quản là dạng ống dây dài, thường có kích thước khác nhau ở nữ giới và nam giới:
Sự chênh lệch về kích thước này dẫn đến sự khác biệt về hình dáng cổ và giọng nói của nam và nữ.
Thanh quản là một đoạn thuộc hệ hô hấp nằm ở C2-C6 ở người lớn
Thanh quản được cấu tạo bởi các tổ chức sợi, cơ và sụn. Sụn thanh quản liên kết rất chặt chẽ với các các dây chằng và tổ chức cơ. Sụn thanh quản được cấu tạo bởi 2 loại sụn là sụn đơn, sụn kép.
Trong đó sụn đơn gồm có:
Sụn kép hay gọi là sụn đôi gồm có:
Các sụn này được nối với nhau bởi dây chằng và các khớp thanh quản, được nối vào các cơ lân cận.
Các cơ thanh quản tác động đến sụn thanh quản, làm di chuyển và thay đổi kích thước của thanh môn và mức độ thanh âm phát ra. Được phân loại làm 3 nhóm cơ chính:
Nhóm cơ làm rộng nắp thanh môn.
Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm.
Nhóm cơ làm hẹp thanh môn.
Ngoài nhóm cơ, thanh quản còn gồm các dây chằng có tác dụng từng khu vực bao gồm: dây chằng giáp móng, dây chằng nhẫn giáp, dây chằng phễu nắp thanh hầu, dây chằng nhẫn hầu, dây chằng nhẫn phễu, dây chằng thanh âm, dây chằng âm dưới và các dây chằng của nắp thanh môn.
Cấu tạo chi tiết thanh quản
Với cấu tạo như thế, thanh quản không chỉ có chức năng để tạo ra âm thanh mà còn nhiều nhiệm vụ khác có thể bạn chưa biết.
Thanh quản có vai trò trong hô hấp
Hô hấp là chức năng tối quan trọng để con người duy trì sự sống. Khi thanh môn mở ra do cơ nhẫn và phễu sau đảm nhận, giúp không khí dễ dàng đi qua. Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà thanh môn không mở rộng được hoặc bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến khó thở và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó cần xử lý kịp thời bằng việc khai thông đường thở hoặc phải phẫu thuật mở khí quản.
Thanh quản giúp bảo vệ đường hô hấp dưới
Thanh quản giúp phòng ngừa dị vật xâm nhập vào phổi bằng phản xạ ho và các phản xạ khác nhằm đẩy dị vật ra ngoài. Khi thanh quản được mở rộng, đồng nghĩa với việc nâng áp lực bên trong của lồng ngực, làm cho luồng không khí bị đẩy mạnh trở lại, từ đó sẽ tống được dị vật ra ngoài.
Thanh quản có vai trò trong phản xạ ho và hắt hơi
Đây là phản xạ hô hấp do luồng khí bị đẩy ra mạnh và nhanh do khe thanh môn đóng lại rồi mở ra bất ngờ. Nấc cũng là một hoạt động do cơ hoành tạo thành khi hít vào, khe thanh môn đóng lại một phần hoặc toàn phần.
Thanh quản có vai trò trong phản xạ ho của cơ thể
Vai trò quan trọng của thanh quản là tạo âm thanh
Chức năng này quan trọng và có ý nghĩa cả về mặt xã hội, tạo nên giọng nói để con người nói chuyện, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức,... Âm thanh được tạo ra trong thanh quản và đây cũng là nơi điều chỉnh cao độ và âm lượng.
Luồng không khí được đẩy ra từ phổi dưới tác động của cơ hoành, cơ bụng và cơ liên sườn. Luồng không khí này làm rung chuyển dây thanh âm, từ đó tạo ra âm thanh. Âm thanh nguồn sẽ được thay đổi khi đi qua đường hô hấp và dựa trên vị trí đặt của môi, miệng, răng, lưỡi và vùng hầu họng.
Do đó, nếu dây thanh quản bị viêm hoặc sưng tấy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giọng nói, dễ dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng, giọng nói bị bóp méo hoặc thều thào.
Thanh quản có vai trò quan trọng. Bộ phận này lại thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài (qua hoạt động hô hấp) nên dễ bị viêm nhiễm hoặc tổn thương. Do vậy, mọi người cần lưu ý những bệnh về thanh quản thường gặp dưới đây:
Để phòng ngừa và điều trị các bệnh này, bạn cần nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ được cấu tạo thanh quản, một bộ phận rất quan trọng với chúng ta để biết cách bảo vệ tốt hơn. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn chi tiết nhất.