Khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? 7 cách xử trí hiệu quả

A- A+

Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Bởi khác với người lớn, trẻ sơ sinh cực kỳ non nớt và nhạy cảm, việc sử dụng các loại thuốc hay bất kỳ phương pháp nào để giảm ho cũng cần hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Bài viết này cung cấp cho bạn 7 cách xử trí an toàn và hiệu quả nhất khi bé sơ sinh bị ho. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đừng quá lo lắng nếu chưa biết trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao, vì có rất nhiều cách giảm ho an toàn tại nhà

Đừng quá lo lắng nếu chưa biết trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao, vì có rất nhiều cách giảm ho an toàn tại nhà

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc dùng sữa công thức nhiều hơn

Ho thường là dấu hiệu trẻ bị viêm họng. Khi trẻ sơ sinh bị ho nhiều mẹ thường lo lắng bé dễ bị sặc khi cho bú hay dùng sữa công thức. Tuy nhiên, đây là thời điểm bạn cần bổ sung cho bé nhiều sữa hơn bình thường. Bởi không chỉ giúp làm dịu cổ họng, sữa còn giúp làm loãng đờm và giảm các cơn ho cho bé cực kỳ hiệu quả. 

Chỉ cần lưu ý là nếu bổ sung cho bé sữa công thức, bạn hãy chắc chắn cho bé dùng sữa ấm (khoảng 40-50 độ C), tránh để nguội vì có thể khiến bé bị đau bụng. Với trẻ sơ sinh, bạn chỉ nên bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ, không nên dùng nước lọc hay nước trái cây hay mật ong bạn nhé.

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp - Xu hướng mới giúp giảm ho cho trẻ sơ sinh

Nếu đang loay hoay không biết trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua giải pháp từ lợi khuẩn đường hô hấp.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh việc sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp sớm cho trẻ sơ sinh giúp giảm nhanh triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đồng thời còn làm tăng sức đề kháng của đường hô hấp, từ đó giúp bé nhanh khỏi bệnh và giảm tối đa nguy cơ tái phát. 

Trong đó, Bacillus clausii và Bacillus subtilis là 2 lợi khuẩn hô hấp có tác dụng tốt nhất và được đánh giá cao nhất nhờ khả năng “tác động 3 trong 1”: 

  • Kích thích tế bào niêm mạc mũi họng tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh
  • Tự tiết ra các kháng sinh tự nhiên
  • Phục hồi khu vực niêm mạc mũi bị tổn thương.

Tuy có nhiều lợi thế vượt trội nhưng trước đây, lợi khuẩn đường hô hấp chưa được ứng dụng bởi chúng dễ bị chết khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. May mắn là đến năm 2022, các nhà khoa học tại Trung tâm công nghệ sinh học, Viện thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi nang để bảo vệ toàn vẹn tính năng của lợi khuẩn hô hấp dưới tác động của môi trường, mở ra một xu hướng mới trong điều trị viêm họng ở trẻ sơ sinh của nhiều bậc cha mẹ.

Hiện nay, trên thị trường cũng đã có sản phẩm ứng dụng thành công 2 lợi khuẩn hô hấp Bacillus clausii và Bacillus subtilis dưới dạng nhỏ mũi và xịt mũi cho trẻ sơ sinh. Các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể tham khảo và mua sử dụng sớm cho bé nhà mình để con có một hệ thống hô hấp khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh nên bổ sung lợi khuẩn hô hấp sớm để có hệ hô hấp khỏe mạnh

Trẻ sơ sinh nên bổ sung lợi khuẩn hô hấp sớm để có hệ hô hấp khỏe mạnh

Dùng nước muối nhỏ mũi hoặc máy hút mũi cho trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi nhưng không sốt

Có thể nhiều bậc cha mẹ không biết nhưng đôi khi các cơn ho của trẻ sơ sinh lại bắt nguồn từ việc bé bị sổ mũi. Nước mũi chảy xuống họng khiến bé khó chịu và cơ thể phản xạ bằng những cơn ho.

Với trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Điều này sẽ giúp làm loãng nước mũi và các chất nhầy trong mũi của bé, giảm bớt tính kích ứng khi chúng chảy xuống họng và từ đó các cơn ho của bé cũng sẽ giảm đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các máy hút mũi sau khi nhỏ nước muối sinh lý.

Phương pháp này thường đem lại hiệu quả rõ rệt với trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt, có sổ mũi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý không nên lạm dụng, nhỏ mũi cho bé quá nhiều lần, chỉ nên giới hạn ở mức 2-3 lần/ ngày để tránh mũi của bé bị đau, ngứa.

Sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm cơn ho cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng có thể do không khí trong phòng đang bị khô chứ không phải dấu hiệu bệnh lý. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài còn khiến cơn ho của bé ngày càng trầm trọng. Vì thế, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng sớm máy tạo độ ẩm dạng phun sương trong phòng của bé, để gần nơi bé nằm để giảm các cơn ho.

Dùng dầu tràm để giảm ho cho trẻ sơ sinh

Nếu đang có lo lắng trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không thì dầu tràm là giải pháp tuyệt vời giải quyết nỗi lo của bạn. Bởi thường trẻ sơ sinh chỉ ho 1-2 tiếng thì chưa phải dấu hiệu bệnh lý, chỉ cần pha chút dầu tràm vào nước tắm của bé cùng giúp làm sạch các tác nhân gây ho tại đường hô hấp, nhờ đó giảm các cơn ho cho trẻ. 

Thay đổi tư thế nằm giúp bé sơ sinh đỡ ho và ngủ ngon hơn

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho kèm theo nghẹt mũi, khó thở, bạn có thể thay đổi tư thế nằm cho bé bằng cách nâng đầu của bé cao hơn bình thường, có thể sử dụng gối chuyên dùng cho trẻ sơ sinh hay kê thêm khăn. Điều này cũng giúp giảm tần suất các cơn ho cho bé và giúp bé dễ thở hơn, ngủ ngon hơn.

Kê cao đầu giúp bé sơ sinh giảm nhẹ những cơn ho, dễ thở

Kê cao đầu giúp bé sơ sinh giảm nhẹ những cơn ho, dễ thở

Đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện khám nếu cơn ho trở nặng

Trong một số trường hợp cơn ho của trẻ sơ sinh kèm theo những dấu hiệu sau đây, đừng chậm trễ đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời.

  • Trẻ bị ho trong vài tuần đầu sau khi sinh, cơn ho dai dẳng kéo dài trong khoảng 2 tháng hoặc cơn ho trở nên trầm trọng hơn vào tuần thứ 3 từ khi khởi phát.
  • Trẻ sơ sinh bị ho ra máu
  • Trẻ sơ sinh bị ho và sốt cao liên tục trong 5 ngày
  • Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi kéo dài trong 2 tuần
  • Trẻ sơ sinh bị ho kèm khó thở, thở gấp, thở khò khè, đổ mồ hôi vào ban đêm, sụt cân

Nhiều trường hợp cơn ho của bé không phải đến từ viêm hô hấp mà có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, hen suyễn, ho gà. Vì thế, nếu không được chẩn đoán chính xác, các cơn ho của trẻ sẽ ngày càng trầm trọng. 

Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc cha mẹ có được giải đáp cho băn khoăn trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao. Quan trọng nhất là bạn đừng quá lo lắng, áp dụng sớm những cách trong bài viết để giảm ho cho bé tại nhà hoặc nếu bé ho nặng hơn, hãy cho bé đến cơ sở y tế gần nhất thì chắc chắn có thể trị khỏi hoàn toàn.

Đặng Huyền.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.