Cha mẹ thường rất lúng túng và lo lắng không biết khi trẻ bị ho nhiều phải làm sao cho nhanh khỏi. Dưới đây là “nguyên tắc 4 - 2”: 4 điều nên làm và 2 điều không nên làm, nếu mẹ áp dụng sớm thì dù bé bị ho kho khan hay ho có đờm dai dẳng cũng đều sớm hết!
Ho là một phản xạ quan trọng giúp làm sạch chất nhầy trong đường thở. Đây có thể là triệu chứng viêm họng ở trẻ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Trẻ bị ho nhiều có thể khiến cha mẹ lo lắng, nhưng may mắn là cơn ho sẽ tự thuyên giảm ngay tại nhà khi bé được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ vẫn băn khoăn không biết khi bé bị ho nhiều phải làm sao để bé có thể ngủ ngon, tránh bệnh trở nặng thành viêm phổi, viêm phế quản, thì đừng bỏ qua những hướng dẫn ngay sau đây.
Liệu mẹ đã biết phải làm sao khi bé ho nhiều?
Khi bé bị ho, nhiều phụ huynh có thói quen chạy ngay ra hiệu thuốc để mua các loại kháng sinh, thuốc ho… Trên thực tế, đa số triệu chứng ho ở trẻ em không nghiêm trọng tới mức phải sử dụng các thuốc trên. Hãy thử áp dụng “4 nên” sau đây, mẹ sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy!
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho bé bị ho nhiều là do nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh. Thống kê cho thấy, trung bình mỗi trẻ sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp 6 - 12 lần mỗi năm, thường là do vi rút (virus) gây ra và tập trung vào mùa Đông.
Các bé bị ho dai dẳng (ho mạn tính) thường là do hen suyễn, di chứng sau nhiễm virus (chẳng hạn như COVID-19), do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc hội chứng chảy dịch mũi sau (Postnasal Drips)...
Biết được nguyên nhân chính xác gây ho sẽ giúp cho việc điều trị được đúng hướng, trúng đích và bé sẽ nhanh khỏe hơn. Nếu bé ho kéo dài hơn 2 tuần, cha mẹ nên đưa bé đến ngay các chuyên khoa hô hấp để tìm nguyên nhân.
Như đã đề cập ở trên, phần lớn các trường hợp bé bị ho nhiều là do nhiễm virus. Hệ miễn dịch của bé có thể tự đánh bại được virus nếu cha mẹ biết cách tăng đề kháng và kết hợp thêm những phương pháp làm dịu cơn ho sau đây:
Nước mát sẽ giúp làm dịu cổ họng của bé, làm loãng đờm và giảm dần cơn ho. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bú hoặc cho ăn sữa công thức nhiều hơn. Đối với trẻ lớn, nên cho bé uống nước hoặc nước trái cây, canh, các món ăn loãng…
Bổ sung đủ nước/sữa là điều cực kỳ quan trọng mà cha mẹ phải làm khi bé bị ho nhiều
Chất nhầy trong mũi có thể chảy xuống họng và kích thích cơn ho. Vì vậy, phụ huynh nên sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy mũi và hướng dẫn bé tự xì mũi. Trong trường hợp bé chưa biết cách xì mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi. Bên cạnh đó, sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát để bổ sung độ ẩm cho không khí cũng là cách hiệu quả giúp làm loãng dịch mũi.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy mật ong có tác dụng làm giảm tần suất và mức độ của cơn ho. Bạn lấy cho bé uống 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng ho vào ban đêm. Lưu ý, phương pháp này chỉ áp dụng với trẻ trên 12 tháng tuổi, tuyệt đối không dùng mật cho trẻ nhỏ hơn vì có nguy cơ gây ngộ độc.
Hiện nay có rất nhiều loại siro ho thảo dược an toàn và lành tính với trẻ nhỏ. Các loại siro này giúp loãng đờm, giảm kích thích đường hô hấp trên nên cũng có tác dụng làm dịu cơn ho. Cha mẹ nên tìm mua các hãng uy tín, có tiếng trên thị trường.
Khi bé khóc sẽ kéo theo ho nhiều hơn. Vì vậy, giữ cho bé được vui vẻ là điều rất quan trọng trong những ngày này. Hãy cho bé được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Cho bé vui chơi ngoài trời trong điều kiện khí hậu trong lành cũng là một cách hay giúp cho bé được thoải mái và làm dịu cơn ho.
Đôi khi bé bị ho nhiều chỉ là do nhiễm lạnh. Khi đó bạn chỉ cần giữ ấm cho bé, ngâm chân nước gừng pha chút muối hoặc sử dụng dầu tràm xoa vào lòng bàn chân là đã giúp giảm đáng kể trình trạng ho rồi đấy!
Muốn cho trẻ nhanh khỏi ho, cha mẹ nên loại bỏ những yếu tố kích thích cơn ho của bé như bông, bụi, lông động vật, khói thuốc lá… Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ trong phòng ngủ giúp bé ngủ ngon hơn.
Sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp từ sớm là giải pháp vừa hiệu quả, vừa an toàn ngày càng được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn.
Lợi khuẩn hô hấp giúp giảm nhanh triệu chứng viêm đường hô hấp như: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, làm tăng sức đề kháng của đường hô hấp. Nhờ đó, bé nhanh khỏi bệnh và hạn chế tái phát.
Hiện nay, cha mẹ có thể tìm mua cho con sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis được bào chế bằng công nghệ vi nang. Hai lợi khuẩn này có sức sống bền bỉ và đã được chứng minh là có hiệu quả rất cao với các bệnh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
Lợi khuẩn hô hấp cực kỳ hiệu quả trong điều trị ho ở trẻ em
Khi bé bị ho nhiều, bản năng làm cha mẹ sẽ thôi thúc bạn làm mọi cách để con mình mau khỏi. Trên thực tế, không phải cách nào bạn áp dụng cũng đúng, thậm chí còn gây phản tác dụng. Ba mẹ hãy ghi nhớ 2 điều sau đây:
Thuốc kháng sinh không giúp chữa ho do virus (90%). Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với trường hợp bé bị ho do nhiễm vi khuẩn ở cổ họng hoặc vùng ngực. Khi đó, mẹ nên đưa bé đi khám để được sử dụng kháng sinh theo đúng phác đồ, tránh gây kháng thuốc.
Nếu trẻ sơ sinh bị ho, mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, bởi chúng hầu như không hữu ích. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, một số loại thuốc ho thậm chí còn có thể gây hại cho bé. Trẻ em trên sáu tuổi chỉ nên dùng thuốc ho theo lời khuyên của chuyên gia y tế.
Một số ít trường hợp bé bị ho nhiều và tiến triển nặng với các dấu hiệu như:
Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
Với những thông tin khoa học trong bài viết, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ không còn phải lăn tăn “Trẻ bị ho nhiều phải làm sao” nữa. Tình trạng ho hay các bệnh lý đường hô hấp của trẻ sẽ không còn đáng ngại nếu cha mẹ có đủ kiến thức để tăng miễn dịch cho con, cũng như xử trí đúng cách từ khi bệnh mới chớm.
Đặng Huyền.