Biết cách xử lý trẻ sơ sinh bị ho có đờm chính xác sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe, hạn chế việc phải dùng nhiều thuốc và hạn chế nguy cơ tái phát trong tương lai. Bài viết dưới đây hướng dẫn cho bạn cách xử lý trẻ sơ sinh bị ho có đờm hiệu quả nhất, các bố mẹ hãy lưu lại ngay nhé!
Cha mẹ nên biết cách xử lý trẻ sơ sinh bị ho có đờm để giúp bé nhanh khỏe
Có thể nhiều bậc cha mẹ chưa biết đến lợi khuẩn hô hấp nhưng thực tế hiện nay, đây là giải pháp cho hiệu quả nhanh nhất và toàn diện nhất với trẻ sơ sinh bị ho có đờm.
Cụ thể, trong hệ thống hô hấp có 2 loại lợi khuẩn có vai trò quan trọng nhất là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Nhờ khả năng tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, 2 lợi khuẩn này hoạt động như một “lớp áo giáp”, giúp hệ hô hấp của trẻ tránh được những tác nhân gây bệnh. Hơn thế nữa, chúng còn ức chế sự phát triển của mầm bệnh nên các cơn ho có đờm của trẻ được giảm thiểu rõ rệt, cổ họng của bé được làm dịu đi, không còn tình trạng sổ, mũi, nghẹt mũi, viêm họng.
Mặc dù đã phát hiện ra những lợi thế vượt trội của lợi khuẩn hô hấp nhưng trước đây phương pháp này vẫn chưa thể được ứng dụng. Đó là do lợi khuẩn hô hấp rất dễ bị chết dưới tác động của môi trường bình thường.
May mắn là vào năm 2022, các nhà khoa học đã sáng chế thành công công nghệ vi nang giúp bảo vệ tuyệt đối lợi khuẩn hô hấp khỏi tác động từ mặt trời, tia tử ngoại. Đây cũng được đánh giá là một bước tiến lớn, mở ra xu hướng sử dụng lợi khuẩn hô hấp cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm chứa lợi khuẩn hô hấp dưới dạng vi nang với quy cách đóng gói cả dạng nhỏ mũi (dùng cho trẻ sơ sinh) và dạng xịt mũi (dùng cho trẻ lớn và người trưởng thành). Nhất là với gia đình có trẻ sơ sinh thì các bậc cha mẹ càng nên mua cho bé sử dụng sớm và lâu dài để cải thiện và ngăn ngừa bệnh hô hấp.
Có thể nói, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là một trong những cách xử lý trẻ sơ sinh bị ho có đờm hiệu quả tại nhà. Bởi ở độ tuổi này thì niêm mạc hô hấp của trẻ còn non nớt, không thể xịt rửa mũi hay tự khạc đờm ra ngoài, do đó, bố mẹ chỉ nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm loãng đờm, làm dịu cổ họng, từ đó giảm cơn ho và dễ dàng tống đờm ra khỏi đường hô hấp.
Bố mẹ nên để đầu của trẻ hơi ngả về phía sau, sau đó nhỏ mỗi bên lỗ mũi 2-3 giọt, thực hiện 2-3 lần/ ngày. Sau khi nhỏ mũi, trẻ thường có biểu hiện hắt xì hơi, lúc này cha mẹ nên lấy khăn sạch lau, sau đó có thể dùng thêm máy hút nước mũi để làm giảm nghẹt mũi, thông thoáng đường hô hấp cho bé.
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý giúp tống đờm nhầy khỏi mũi họng, từ đó giúp giảm ho
Thông thường, với trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt từ 6 tháng đến 12 tháng, bạn có thể cho bé uống nước ép táo hoặc nước chanh ấm để trị ho, liều lượng phù hợp là 5-10ml/ lần (tương đương 1-2 thìa cà phê), tối đa 4 lần/ ngày.
Còn trẻ dưới 6 tháng chỉ nên bổ sung đầy đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng đã có thể đem lại hiệu quả long đờm, giảm ho và thông thoáng đường thở cho bé. Không nên bổ sung nước lọc hay bất kì loại nước hoa quả nào khác vì trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn.
Không khí khô là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ho có đờm của trẻ sơ sinh trở nên trầm trọng hơn bởi những chất bẩn hay dịch nhầy tại đường hô hấp khó được làm sạch.
Để cải thiện tình trạng này, các bậc cha mẹ có thể tranh thủ cho trẻ xông hơi trong khi tắm hoặc đặt máy phun sương để làm ẩm không khí trong phòng ngủ, gần khu vực bé nằm. Khi niêm mạc đường hô hấp được làm ẩm thì dịch nhầy, đờm dãi của trẻ cũng sẽ dễ dàng được tống khứ khỏi cơ thể, từ đó giảm tình trạng ho có đờm một cách rõ rệt.
Sử dụng máy phun sương là cách xử lý trẻ sơ sinh bị ho có đờm hiệu quả
Nếu đã áp dụng những cách xử lý trẻ sơ sinh bị ho có đờm trên mà không có hiệu quả, trẻ vẫn xuất hiện thêm một số triệu chứng sau đây thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt:
Biết được những cách xử lý trẻ sơ sinh bị ho có đờm tại nhà sẽ giúp trẻ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, tránh bệnh tiến triển nặng hơn và gây rủi ro cho sức khỏe của bé. Vì thế, hãy nắm vững những thông tin trong bài viết, đặc biệt là lưu ý sử dụng sớm lợi khuẩn hô hấp để bé nhà mình có một hệ hô hấp khỏe mạnh bố mẹ nhé.
Tài liệu tham khảo:
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/cough-0-12-months/