Trẻ bị viêm họng - Tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

A- A+

Viêm họng là một trong những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị viêm họng do nhiều nguyên nhân như nhiễm virus cảm lạnh, cảm cúm hoặc do vi khuẩn. Trẻ bị viêm họng không được điều trị có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm họng mạn tính, viêm amidan…

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng là tình trạng nhiễm trùng ở vùng niêm mạc cổ họng do sự tấn công của virus, vi khuẩn, gây cảm giác khó chịu ở cổ họng như: ngứa, đau rát họng, sốt cao, ho…

Viêm họng ở trẻ có nhiều nguyên nhân, trong đó có tới 90% là do virus, 10% còn lại do các nguyên nhân như vi khuẩn, môi trường và một số bệnh lý khác.

  • Virus: Có nhiều loại virus gây viêm họng ở trẻ như virus cảm cúm, virus sởi, virus thủy đậu, virus rubella, virus mononucleosis. Viêm họng do virus thường có thể tự khỏi sau 7-10 ngày.
  • Vi khuẩn: Một số vi khuẩn gây sốt viêm họng ở trẻ em như vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu… là những vi khuẩn thường gặp nhất.
  • Ô nhiễm môi trường: Thời tiết thay đổi, môi trường bị ô nhiễm… khiến lớp niêm mạc họng của trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, dẫn đến viêm nhiễm.
  • Hệ miễn dịch của trẻ em còn non nớt nên trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố như môi trường, thời tiết, vi khuẩn, virus… khiến trẻ bị viêm họng.
  • Dị ứng: Trẻ em thường hiếu động nên hay tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật… dẫn đến trẻ bị sổ mũi. Mũi và họng thông nhau nên nước mũi chảy xuống họng có thể gây viêm họng ở trẻ.

Trẻ bị viêm họng thường do virus và vi khuẩn gây ra.png

Trẻ bị viêm họng thường do virus và vi khuẩn gây ra

Ngoài ra, viêm họng ở trẻ em còn do trào ngược dạ dày thực quản, lây bệnh từ người xung quanh, vệ sinh răng miệng kém, trẻ mới đi mẫu giáo, nhà trẻ…

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ

Trẻ bị viêm họng thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc do những dấu hiệu trẻ bị viêm họng như:

  • Cổ họng trẻ bị đau hoặc ngứa, đặc biệt khi nuốt.
  • Họng đỏ và sưng.
  • Trẻ bị ho nhiều, khàn tiếng, chảy nước mũi như bị cảm cúm, cảm lạnh.
  • Đau đầu, amidan sưng.
  • Trẻ bị sốt cao, dễ bị nôn trớ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bậc phụ huynh thường khó phân biệt do trẻ chưa diễn tả được triệu chứng đang gặp phải. Nếu trẻ bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc, họng bị sưng đỏ, hãy đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm, mang tới hiệu quả cao.

Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của viêm họng ở trẻ em, mà phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc tây, thảo dược thiên nhiên… 

Sử dụng thuốc tây cho trẻ bị viêm họng

Điều trị viêm họng ở trẻ bằng thuốc tây có hiệu quả nhanh nhưng chỉ nên áp dụng khi trẻ có các triệu chứng nặng. Dùng thuốc tây quá thường xuyên cũng có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Một số thuốc có thể được sử dụng khi trẻ bị viêm họng gồm:

  • Thuốc giảm triệu chứng: Nếu như trẻ bị viêm họng do virus, bác sĩ cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm triệu chứng như: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc ho, thuốc long đờm, xịt họng…
  • Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn như: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin…. với liệu trình từ 5-7 ngày.

Thuốc tây chỉ nên sử dụng khi trẻ bị viêm họng với triệu chứng nặng.png

Thuốc tây chỉ nên sử dụng khi trẻ bị viêm họng với triệu chứng nặng

Để điều trị viêm họng ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần tuân thủ sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ. Mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh hay tự ý tăng liều hoặc dừng thuốc khi chưa có sự cho phép của thầy thuốc.

Mẹo dân gian chữa viêm họng ở trẻ

Nếu tình trạng viêm họng của trẻ ở mức độ nhẹ, mới chớm, là cách chữa viêm họng nhanh nhất cho trẻ khi chưa cần cho con dùng kháng sinh ngay. Thay vào đó, cha mẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian giúp bảo vệ kháng thể cũng như sức khỏe của trẻ.

Một số mẹo dân gian được đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa như:

  • Sử dụng quất hấp mật ong: Với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, long đờm, quất hấp mật ong được xem là cách chữa viêm họng ở trẻ nhỏ hiệu quả được nhiều bà mẹ tin dùng. Mẹ cho 10 quả quất chín rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt vào bát cùng với 10 thìa cafe mật ong. Đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần dùng 2-3 thìa cà phê cho đến khi các triệu chứng viêm họng của trẻ không còn.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Trong lá hẹ chứa chất kháng khuẩn, giúp nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Với phương pháp này mẹ có thể sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ lấy 200 gam lá hẹ rửa sạch, cắt từng khúc, đường phèn giã nhuyễn. Cho 2 nguyên liệu vào bát đem hấp cách thủy trong khoảng 20-30 phút. Chắt lấy nước cho bé uống, mỗi lần dùng 2-3 muỗng, ngày dùng 2-3 lần. Dùng mỗi ngày cho đến khi giảm và hết hẳn triệu chứng viêm họng ở trẻ em.
  • Trà gừng: Trong Đông y, gừng là một vị thuốc có vị cay, tính ấm và có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng mà còn tiêu đờm, chống nôn trớ ở trẻ em. Đem gừng rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào nước đun sôi. Có thể thêm mật ong hoặc đường phèn để trà có vị ngọt dễ uống. Mẹ hãy cho bé uống thay nước lọc trong vài ngày để họng khỏe, dễ chịu.

Cho trẻ sử dụng trà gừng giúp giảm viêm họng ở trẻ rất tốt.png
Cho trẻ sử dụng trà gừng giúp giảm viêm họng ở trẻ rất tốt

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp - Cách cải thiện viêm họng ở trẻ hiệu quả,an toàn

Với các bậc phụ huynh, chắc hẳn không còn xa lạ với lợi khuẩn đường tiêu hóa. Tuy nhiên, lợi khuẩn đường hô hấp là một khái niệm mới mà không phải ai cũng biết và hiểu rõ.

Cũng giống như lợi khuẩn đường tiêu hóa. Lợi khuẩn hô hấp an toàn, lành tính, không ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ..

Hiện nay, lợi khuẩn đường hô hấp đã được ứng dụng và sản xuất dưới dạng nhỏ và xịt mũi họng rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Sử dụng sản phẩm chứa lợi khuẩn đường hô hấp là giải pháp giúp tăng cường đề kháng niêm mạc họng, giảm triệu chứng đau họng, viêm họng, viêm amidan ở trẻ nhỏ hiệu quả.

Lợi khuẩn đường hô hấp giúp giảm nhanh triệu chứng trẻ bị viêm họng.png
Lợi khuẩn đường hô hấp giúp giảm nhanh triệu chứng trẻ bị viêm họng

Ứng dụng dạng bào tử lợi khuẩn giúp lợi khuẩn bền với nhiệt độ và tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Lợi khuẩn đường hô hấp là giải pháp mới được nhiều chuyên gia Nhi khoa đầu ngành đánh giá cao. Sản phẩm nhỏ và xịt chứa lợi khuẩn hô hấp giúp ức chế mầm bệnh, hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu viêm họng ở trẻ em, phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên khi trẻ bị viêm họng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như: viêm họng mạn tính, viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng:

  • Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh hoặc uống lại đơn thuốc cũ bác sĩ đã kê. Không tự ý dùng thuốc loãng đờm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn khi bé không thể tống đờm ra khỏi họng.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt chứa đơn chất paracetamol và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho bé dùng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi trẻ bị viêm họng.
  • Vệ sinh và chăm sóc mũi họng cho trẻ bị viêm họng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục và hạn chế viêm họng tái phát.

Hy vọng với những kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị viêm họng ở trẻ em đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về bệnh và có thêm kiến thức để chăm sóc con. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy bình luận ở dưới bài viết này để nhận tư vấn trực tiếp của các bác sĩ và dược sĩ giỏi của chúng tôi.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.