Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Thường gặp nhưng liệu mẹ đã biết cách ứng phó

A- A+

Viêm họng ở trẻ sơ sinh là căn bệnh thường gặp nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho trẻ và các mẹ. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng như thế nào cho đúng cách, nhanh khỏi bệnh là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin sau để giúp các mẹ biết cách xử tríkhi trẻ bị viêm họng nhé.

Viêm họng gây nhiều khó chịu cho trẻ sơ sinh

Viêm họng gây nhiều khó chịu cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và biểu hiện viêm họng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị viêm họng vì hệ thống miễn dịch vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị viêm họng, phổ biến nhất là do vi rút và vi khuẩn, chúng lây lan nhanh chóng trong không khí, qua tiếp xúc từ người này sang người khác. Một vài triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị viêm họng do vi rút và vi khuẩn mà bạn có thể tham khảo sau đây: 

  • Các vi rút gây viêm họng như vi rút cúm, enterovirus, adenovirus,.. Các loại vi rút  này có thể cho trẻ các triệu chứng như chảy nước mũi và nghẹt mũi, kích ứng hoặc đỏ mắt, ho, khàn giọng, đau nhức ở vòm miệng, phát ban trên da hoặc tiêu chảy. Trẻ còn có thể bị sốt cao và  rơi vào trạng thái cơ thể rất mệt mỏi. 
  • Viêm họng do vi khuẩn thường gặp nhất là do liên cầu khuẩn A (Streptococcus). Triệu chứng rất đột ngột bao gồm: sốt, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, đôi khi trẻ cũng sẽ có dấu hiệu sưng các tuyến ở cổ, các mảng mủ trắng ở sau hoặc hai bên cổ họng, các nốt đỏ nhỏ trên vòm miệng.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm họng cho trẻ như dị ứng phấn hoa, lông động vật, chăn ga bị bụi bẩn, không khí ô nhiễm, … Vì trẻ sơ sinh chưa có ý thức về cơ thể và hạn chế về khả năng truyền đạt, nên rất khó để các bậc cha mẹ cũng như người chăm sóc phát hiện được chính xác những dấu hiệu trẻ bị viêm họng. Chính vì vậy nếu thấy trẻ thường xuyên quấy khóc, sốt, có vẻ khó nuốt, sưng các tuyến ở cổ thì nên nghĩ đến ngay trường hợp trẻ bị viêm họng. 

Viêm họng có thể gây ho, sốt, đau cổ họng ở trẻ sơ sinh

Viêm họng có thể gây ho, sốt, đau cổ họng ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị viêm họng

Nếu bé yêu của bạn không may bị viêm họng, đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và áp dụng một vài biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây:

Tăng cường số lần bú cho trẻ

Trẻ bị viêm họng có thể muốn bú nhiều hơn lúc bình thường, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bú mẹ có tác dụng giúp em bé giảm đau, giảm khó chịu ở cổ họng và ngăn trẻ khóc. Đối với những trẻ không bú mẹ, bạn có thể vẫn tăng cường sức đề kháng và giảm cơn khó chịu cho trẻ bằng sữa bột hoặc cung cấp lợi khuẩn đường hô hấp.  

Ngoài ra, trẻ bị viêm họng thường hay bị mất nước do sốt. Việc cho bú thường xuyên giúp bé tránh được tình trạng mất nước nguy hiểm.

Làm thông thoáng đường thở cho bé

Một số biện pháp dân gian đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà để giúp bé mau khỏe:

  • Thông mũi cho bé: Viêm họng dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi khiến trẻ rất khó chịu và đôi khi gây khó thở. Bên cạnh đó dịch mũi chảy xuống cổ họng cũng làm trẻ dễ bị kích ứng, gây ho. Cha mẹ có thể thông mũi cho trẻ bằng cách làm tan chất nhầy bằng nước muối nhỏ mũi, sau đó hút nước mũi bằng máy hút. Cần lưu ý, không cho trẻ sơ sinh sử dụng thuốc xịt mũi có chứa hoạt chất steroid hoặc chất giảm đau bởi có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Tăng độ ẩm trong phòng của trẻ: Độ ẩm cũng là yếu tố có thể giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và ho ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn giúp em bé của bạn cảm thấy thoải mái và dễ thở, vì thế bạn có thể đặt máy phun sương và hiệu chỉnh độ ẩm trong phòng mát mẻ, thoáng mát cho trẻ.

Thông mũi giúp trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi xuống cổ họng

Thông mũi giúp trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi xuống cổ họng

Tăng cường sức đề kháng đường hô hấp 

Dù bạn thực hiện biện pháp nào thì việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bé mau khỏe. Cho bé bú mẹ và bổ sung lợi khuẩn từ bên ngoài là hai phương pháp hiệu quả trong việc làm tăng đề kháng cho đường hô hấp. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn đường hô hấp sẽ di chuyển đến khu vực đang bị tổn thương ở mũi họng, kích thích tế bào niêm mạc tạo ra các khoáng thể giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp đang là giải pháp mới hiệu quả và an toàn giúp bất hoạt vi rút, ức chế vi khuẩn thay vì phải dùng kháng sinh và các loại thuốc mang lại nhiều tác dụng phụ.

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp giúp trẻ tăng sức đề kháng

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp giúp trẻ tăng sức đề kháng

Tùy vào tình trạng của trẻ mà bạn có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp hoặc kết hợp thực hiện nhiều biện pháp để trẻ mau chóng hết bệnh.

Cách phòng ngừa đau họng cho trẻ sơ sinh

Bệnh viêm họng bắt nguồn từ nguyên nhân virus và vi khuẩn rất dễ lây lan. Cần có biện pháp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh, bạn có thể thực hiện những biện pháp đơn giản sau đây:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ bị cảm, viêm họng, … và người thân đang có triệu chứng cảm cúm. 
  • Thường xuyên làm sạch đồ chơi của trẻ và núm vú giả, hãy giữ vệ sinh ở những khu vực trẻ hay tiếp xúc như cạnh bàn, cạnh ghế, chăn mền của trẻ,...
  • Trước khi cho trẻ bú hoặc ăn, nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng, sát khuẩn tay bằng cồn trước khi tiếp xúc hoặc chơi với trẻ. 
  • Hãy che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây lan virus và vi khuẩn trong trường hợp bạn bị cảm cúng.

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh cần đến gặp bác sĩ

Viêm họng rất thường gặp và có thể khỏi bệnh trong vòng 7- 10 ngày  nhưng đôi khi trong một vài trường hợp cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu đầu tiên như bỏ bú hoặc thường xuyên quấy khóc. Các dấu hiệu “báo động đỏ” bao gồm:

  • Sốt nhiệt độ cao trên 38 độ
  • Có triệu chứng ho dai dẳng và tiếng kêu của bé bất thường
  • Phát ban trên miệng, tay, thân mình hoặc mông của trẻ
  • Có dấu hiệu mất nước, không thường xuyên ướt tả
  • Cảm giác bé bị đau ở tai 
  • Bé khó nuốt và dường như hô hấp khó khăn

Cần thường xuyên liên lạc và thăm hỏi sự tư vấn của bác sĩ trong giai đoạn trẻ bị viêm họng để đảm bảo an toàn cho bé. 

Nếu trẻ có các triệu chứng nguy hiểm hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời

Nếu trẻ có các triệu chứng nguy hiểm hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời

Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng

Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ và người chăm sóc trẻ thường rất lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi, sau đây chúng tôi sẽ giải đáp một vài câu hỏi thường được các bậc cha mẹ quan tâm.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng có nên uống thuốc?

Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thể được dùng cho trẻ sơ sinh bị viêm họng trong trường hợp thực sự cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần thăm khám ý kiến của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh vì rất dễ gây nguy hiểm. 

Sử dụng nước mật ong cho trẻ sơ sinh khi bị viêm họng được không?

Sử dụng nước mật ong là phương pháp dân gian được ông bà áp dụng rất nhiều khi bị viêm họng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sử dụng nước mật ong, vì phương pháp này có thể không có tác dụng mà còn có nguy cơ làm bé bị ngộ độc. 

Bao lâu thì trẻ sơ sinh sẽ khỏi viêm họng

Thời gian khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào cơ địa của trẻ và cách chăm sóc, thông thường trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng 7- 10 ngày. Hãy luôn thông báo về tình trạng của trẻ cho bác sĩ phụ trách để có cách chăm sóc phù hợp, giúp trẻ mau khỏi bệnh nhé. 

Viêm họng ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng và dành nhiều sự quan tâm. Trên đây chúng tôi đã cung cấp một vài thông tin cần thiết, hy vọng rằng có thể giúp các mẹ biết cách ứng phó khi trẻ sơ sinh bị viêm họng, Nếu có câu hỏi nào cần giải đáp, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Đặng Huyền.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.