Thời tiết giao mùa khiến lượng người mắc các bệnh đường hô hấp gia tăng nhanh chóng, trong đó có bệnh cúm B. Đây là bệnh hô hấp do virus cúm phổ biến chỉ sau cúm A với những triệu chứng khá tương đồng. Bài viết sau đây giải đáp 10 câu hỏi thường gặp nhất về dịch cúm B, giúp bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm để ứng phó nếu chẳng may mắc bệnh.
Cúm B là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Có 2 chủng virus cúm B là Yamagata và Victoria. Theo thống kê, tại Việt Nam, cúm B xuất hiện quanh năm, nhưng phổ biến nhất là vào mùa Đông và có thể gây thành dịch.
Bệnh cúm mùa được chia làm 4 loại chính là A, B, C, D. Trong đó, cúm A và cúm B là hai loại thường gặp nhất với tỷ lệ khoảng 25% là cúm B, 75% là cúm A, cúm C/D rất hiếm gặp.
Cúm B và cúm A có triệu chứng gần giống nhau, khác biệt lớn nhất là cách thức lây lan. Trong khi virus cúm A có thể lây từ động vật sang người thì virus cúm B chỉ có thể lây từ người này sang người khác. Ngoài ra, virus cúm B đột biến chậm hơn virus cúm A. Bởi vậy, cúm B thường ít khi gây dịch lớn như cúm A.
Cả hai bệnh cúm này đều có triệu chứng điển hình là sốt cao và đều tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cúm A và cúm B khác nhau về cách thức lây lan và chủng loại virus
Nguy cơ mắc cúm B là tương tự nhau với người lớn và trẻ em. Một đứa trẻ có nguy cơ bị cúm B cao hơn nếu như có người thân đang nhiễm bệnh, chưa tiêm vaccine cúm, hoặc có hệ miễn dịch kém.
Những người dễ mắc cúm B bao gồm:
Mặc dù cảm cúm chỉ là một bệnh đường hô hấp nhưng nó lại gây triệu chứng trên toàn bộ cơ thể. Mức độ nặng hay nhẹ của cúm B sẽ khác nhau ở mỗi người, không phụ thuộc vào độ tuổi. Các triệu chứng cúm B phổ biến bao gồm:
Ở trẻ em, một số triệu chứng có thể khác đôi chút, cụ thể là:
Trẻ bị nhiễm cúm B thường bị sốt cao
Một số trường hợp nhiễm cúm B nặng có thể gặp phải các triệu chứng như: Tức ngực, khó thở, đau toàn thân dữ dội, chóng mặt, mất ý thức… Ngay khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi và điều trị cúm theo phác đồ của Bộ Y tế.
Thông thường, diễn biến triệu chứng bệnh cúm B sẽ tiến triển như sau:
Đối với một người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, cúm B không nguy hiểm và thường tự khỏi. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, virus cúm B có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan... nhưng rất hiếm.
Người mắc kèm các bệnh lý sau đây sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng do virus cúm B:
Đa số các trường hợp mắc cúm B tự khỏi mà không phải dùng thuốc, người bệnh chỉ cần ở nhà nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước và tăng cường ăn các thực phẩm làm tăng sức đề kháng. Điều trị cúm B cho trẻ em hay người lớn tại nhà cũng đều phải tuân thủ 3 nguyên tắc này:
Uống nhiều nước giúp cơ thể nhanh hồi phục khi mắc cúm B
Bạn cũng nên áp dụng những mẹo sau đây để giảm bớt khó chịu do triệu chứng cúm B:
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo nên nhỏ mũi với nước muối sinh lý hoặc xịt mũi họng để giúp làm dịu hoặc thông mũi. Bạn nên chọn sản phẩm xịt mũi có chứa thành phần lợi khuẩn như Bacillus clausii và bacillus subtilis. Không chỉ làm giảm viêm/tổn thương ở đường hô hấp, xịt mũi họng lợi khuẩn còn có khả năng kháng virus tự nhiên, làm tăng cường sức đề kháng của đường hô hấp. Sử dụng xịt mũi họng chứa lợi khuẩn hô hấp giúp cải thiện nhanh triệu chứng cảm cúm và ngăn ngừa tái mắc các bệnh đường hô hấp do virus.
Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giúp phục hồi tổn thương mũi họng, loại bỏ virus gây bệnh
Người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc không kê đơn để làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như:
Vậy khi bị cúm B, có nên uống thuốc kháng sinh không? Xin trả lời rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Tuy nhiên, trong trường hợp bị bội nhiễm hoặc viêm phổi do vi khuẩn, bạn mới cần điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, virus cúm B sẽ tự biến mất sau khoảng 2 tuần, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng lâu hơn. Một số người bệnh than phiền về triệu chứng mệt mỏi 3 - 4 tuần sau đó.
Nhiều người quan niệm rằng khi bị cảm cúm không nên tắm, tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Việc tắm nước ấm giúp dịu da, giảm đau mỏi cơ và giúp cơ thể thư giãn hơn. Tuy nhiên, không nên tắm khi quá mệt, thời gian tắm cũng nên trong khoảng 5 - 10 phút và trong phòng kín gió.
Như đã đề cập ở trên, khi bị nhiễm cúm B, bạn nên hạn chế làm việc hoặc hoạt động thể lực quá sức. Thay vào đó nên dành thời gian nghỉ ngơi để sức khỏe mau chóng hồi phục. Trong chế độ ăn uống, nên kiêng các thực phẩm như:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhưng là mối quan tâm hàng đầu về bệnh cúm B - từ dấu hiệu nhận biết cho tới cách điều trị, ăn uống, dùng thuốc… Chỉ cần bạn nắm chắc những kiến thức này sẽ chẳng còn phải lo lắng khi bản thân hoặc gia đình nhiễm cúm B. Nếu vẫn có những băn khoăn cần giải đáp, hãy liên hệ ngay hotline để được hỗ trợ.
Tham khảo:
https://www.healthline.com/health/influenza-b-symptoms
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/influenza/influenza-flu-in-children
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02514
https://caringforkids.cps.ca/handouts/health-conditions-and-treatments/influenza_in_children
https://vicks.com/en-us/treatments/how-to-treat-the-flu/what-are-type-a-and-type-b-flu
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327397
https://www.medicinenet.com/which_flu_is_worse_a_or_b/article.htm