Triệu chứng cúm A ở trẻ và cách điều trị tại nhà

A- A+

Cúm A là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, triệu chứng cúm A ở trẻ lại dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như cảm cúm, cảm lạnh… Vậy có cách nào để nhận biết chính xác triệu chứng cúm A ở trẻ để chủ động điều trị sớm tại nhà hay không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Nhận biết triệu chứng cúm A ở trẻ sớm để có cách điều trị phù hợp

Nhận biết triệu chứng cúm A ở trẻ sớm để có cách điều trị phù hợp

Đặc điểm nổi bật để nhận biết chính xác triệu chứng cúm A ở trẻ em

Các bậc cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng và thời gian triệu chứng xuất hiện để xác định bé trẻ có bị cúm A hay không. 

Các triệu chứng cúm A ở trẻ phổ biến nhất

Thông thường, có 7 triệu chứng cúm A ở trẻ sau đây xuất hiện phổ biến nhất:

  • Toàn cơ thể trẻ thấy đau nhức, mệt mỏi, rệu rã.
  • Sốt cao, rét run, ớn lạnh: Nhiệt độ cơ thể trẻ thường vào khoảng 39-40 độ C.
  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt, ngủ li bì.
  • Hắt hơi, ho khan, đau họng, viêm họng: Đây vừa là triệu chứng cúm A ở trẻ, vừa là cách thức lây truyền bệnh khi tiếp xúc gần chăm sóc bé.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở gấp, khó thở
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, bỏ bú mẹ, tiểu ít

Thời gian xuất hiện triệu chứng cúm A ở trẻ

Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu là một trong những băn khoăn phổ biến của các bậc cha mẹ. Thực tế thống kê cho thấy, không chỉ sốt mà gần như tất cả các triệu chứng cúm A ở trẻ khác thường bắt đầu xuất hiện sau 1-4 ngày nhiễm mầm bệnh và chỉ diễn biến trong khoảng 7-10 ngày. 

Tuy nhiên, sau khi khỏi thì đa phần trẻ sẽ không hồi phục sức khỏe ngay mà vẫn sẽ gặp phải tình trạng ho khan, mệt mỏi trong khoảng 2-3 tuần tiếp theo. Đó là do xác chết của virus cúm A gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp và cơ thể phản xạ bằng các cơn ho để tống đẩy chúng ra ngoài một cách sạch sẽ.

Các triệu chứng cúm A ở trẻ thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như cảm lạnh, COVID-19,... Đây là lý do nhiều trường hợp chủ quan không thăm khám hoặc điều trị sai hướng trong thời gian dài, bệnh mãi không đỡ mà có khi còn gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vậy thì trẻ em bị cúm A có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Bởi trong nhiều trường hợp thì triệu chứng cúm A ở trẻ hoàn toàn có thể trở nặng, nếu không được điều trị hay nhập viện xử trí kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai, viêm não, hen suyễn, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, đau tim, viêm cơ tim, đột quỵ… hoặc nặng hơn có thể là tử vong.

Do đó, nếu tự điều trị tại nhà cho bé trong vòng 1 tuần mà không khỏi, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tránh rủi ro cho sức khỏe của bé.

Nếu nhận biết sớm và chính xác triệu chứng cúm A ở trẻ, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi cho bé tại nhà mà không cần đến viện. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất nhé!

ĐT---1530.jpg

Cách chữa cúm A ở trẻ em hiệu quả, an toàn

Các phương pháp chữa cúm A ở trẻ em đều nhằm 2 mục tiêu chính: Cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát. Hiện nay, điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với một số giải pháp hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tại nhà vẫn đang được ưu tiên khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng cúm A ở trẻ.

Trẻ bị cúm A uống thuốc gì tốt nhất?

Có 3 loại thuốc thường được kê đơn hoặc tư vấn sử dụng để cải thiện triệu chứng cúm A ở trẻ, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: 

Thông dụng nhất với đối tượng trẻ em là 2 loại thuốc Paracetamol, Ibuprofen để giảm đau nhức và hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ > 38,5 độ C. 

Bạn cần lưu ý cho trẻ dùng đúng liều lượng với thời gian giãn cách cần thiết giữa mỗi lần sử dụng là 4-6 tiếng. Ví dụ bé đã dùng Paracetamol nhưng chưa được 4 tiếng đã bị sốt lại thì cần chuyển qua cho trẻ uống Ibuprofen.

  • Thuốc trị ho, long đờm, giảm nôn: Thường dùng dạng siro thảo dược cho bé dễ uống.
  • Thuốc kháng virus:Những thuốc kháng virus như Oseltamivir (Tamiflu) hay Zanamivir (Relenza) có khả năng giảm nồng độ virus trong cơ thể trẻ, từ đó giúp cải thiện triệu chứng, tránh biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị. 

Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng trên thần kinh nên các thuốc này chỉ được cân nhắc khi các giải pháp khác đều không có hiệu quả và các triệu chứng cúm A ở trẻ vẫn tiếp tục diễn biến trầm trọng. Các bậc cha mẹ chú ý không tự ý mua thuốc kháng virus sử dụng cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Giảm triệu chứng cúm A cho trẻ nhờ lợi khuẩn hô hấp

Hiện nay, ngoài 3 loại thuốc kể trên, xu hướng bổ sung lợi khuẩn hô hấp đang ngày càng được ưa chuộng nhờ lợi thế vượt trội, đáp ứng được toàn diện mục tiêu điều trị cúm A ở trẻ. 

Cụ thể, 2 lợi khuẩn hô hấp tốt nhất là Bacillus clausii và Bacillus subtilis đã được chứng minh hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi do viêm đường hô hấp ở trẻ. Đồng thời, chúng còn giúp phục hồi niêm mạc đường hô hấp bị virus cúm A tấn công và tăng cường sức đề kháng đường hô hấp. Nhờ vậy mà khả năng tái phát của trẻ được giảm xuống đáng kể.

Đặc biệt, với châm ngôn “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cúm A cho bé bằng các sản phẩm nhỏ hoặc xịt mũi họng chứa lợi khuẩn hô hấp.

Lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp toàn diện giúp giảm triệu chứng cúm A ở trẻ, ngăn tái phát

Lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp toàn diện giúp giảm triệu chứng cúm A ở trẻ, ngăn tái phát

Theo BS.CKII. Nguyễn Thị Kim Anh việc chăm sóc trẻ bị cúm A cần quan tâm đến dinh dưỡng và vệ sinh mũi họng cho trẻ "Đảm bảo được nguồn dinh dưỡng, trong đó có nước. Đấy là một cái yếu tố rất là quan trọng cho đứa bé, vì em bé phải có dinh dưỡng thì mới có năng lượng mà em bé phải đủ nước thì em bé mới đỡ mệt mỏi và được chăm sóc thường xuyên đường hô hấp trên như là có thể chăm sóc mũi, chăm sóc học em bé để làm giảm cái tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp thì em bé sẽ rút ngắn được thời gian bị bệnh."

Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng thêm một số cách điều trị cúm A tại nhà một cách nhanh nhất:

  • Nhắc bé uống nhiều nước hơn mức bình thường, chia thành nhiều lần uống nhỏ trong ngày.
  • Bổ sung cho bé các món ăn lỏng nhẹ dễ tiêu như cháo, súp, bún, phở, nước hoa quả…
  • Hạn chế vận động mạnh nhưng cũng không nên nằm nhiều, khuyên bé đi lại nhẹ nhàng và tăng thời gian nghỉ ngơi tại chỗ.
  • Vệ sinh khu vực phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng khí để tránh ủ mầm bệnh lâu dài.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh dịch nhầy trong mũi họng cho bé.
  • Cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, không bó sát và thấm hút mồ hôi tốt, kết hợp chườm ấm hoặc tắm qua nước ấm để hạ nhiệt độ cơ thể khi bị sốt.
  • Bổ sung thêm cho bé các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Triệu chứng cúm A ở trẻ hoàn toàn có thể nhận biết sớm và chủ động điều trị tại nhà. Vì thế, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy cho bé đi tiêm phòng đúng lịch, đặc biệt bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp để phòng ngừa cúm A, bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa dịch.

Tài liệu tham khảo:

https://kidshealth.org/en/parents/flu.html