Viêm thanh quản ở trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp, liệu cha mẹ đã biết cách phòng ngừa và điều trị cho con đúng cách. Bệnh thường gặp nhất khi thời tiết thay đổi, giao mùa hoặc mùa đông lạnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về cách điều trị viêm thanh quản ở trẻ em.
Viêm thanh quản ở trẻ em là tình trạng viêm tại niêm mạc thanh quản do nhiễm virus, vi khuẩn. Thống kê cho thấy tác nhân gây bệnh viêm thanh quản phổ biến là virus á cúm, đặc biệt là type 1 (chiếm đến 75%). Nguyên nhân ít gặp hơn gây viêm thanh quản như virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus hay các tác nhân vi khuẩn như phế cầu, liên cầu nhóm A…
Sự bùng phát bệnh viêm thanh quản ở trẻ em thường có tính chất theo mùa, hay xảy ra vào mùa thu đông theo sự phát triển của virus, khi lan truyền qua không khí hoặc tiếp xúc với dịch tiết có chứa virus.
Các dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản ở trẻ mà cha mẹ có thể nhận thấy như:
Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có những triệu chứng nặng hơn, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị:
Viêm thanh quản ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng như viêm tai, viêm phổi,... cha mẹ nên theo dõi sát sao để có những biện pháp điều trị hiệu quả.
Hình ảnh thanh quản của trẻ bị viêm
Thông thường, viêm thanh quản cấp có thể khỏi sau 5 -7 ngày nếu không xảy ra các biến chứng như bội nhiễm. Nguyên tắc điều trị chung cho trẻ em bị viêm thanh quản là cần giữ đường thở thông thoáng, giữ cho trẻ cảm thấy thoải mái, tránh quấy khóc nhiều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng.
Tùy theo nguyên nhân và mức độ của các triệu chứng mà sẽ có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp.
Trường hợp thân nhiệt của trẻ khoảng 38,5 độ C, cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol với liều từ 10-15mg/kg/lần. Lưu ý giữa 2 lần cách nhau 4-6 giờ. Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau cùng một lúc.
Bên cạnh đó, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tỏa bớt thân nhiệt. Nên cho trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, hạn chế nhiều người vây quanh. Cha mẹ có thể vệ sinh cho trẻ, giúp giảm nhiệt độ bằng cách lau người bằng khăn ấm, chườm khăn vào các vị trí: trán, nách và hai bên bẹn của trẻ.
Chườm khăn ấm giúp trẻ hạ sốt
Khi trẻ bị sốt cao sẽ dễ bị mất nước qua mồ hôi và hơi thở. Nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm trái cây giàu vitamin C như nước cam, nước chanh,... giúp tăng sức đề kháng. Nếu trẻ vẫn còn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì nên tăng cữ bú và lượng bú.
Bổ sung nước cam giúp trẻ tăng sức đề kháng
Viêm thanh quản ở trẻ có thể xuất hiện hiện tượng phù nề gây khó thở. Một số thuốc giảm phù nề hay sử dụng như:
Nhóm thuốc Corticoid giúp giảm phù nề
Trong điều trị viêm thanh quản ở trẻ em, adrenalin được dùng để giúp gây co tiểu động mạch niêm mạc đường hô hấp trên, từ đó thay đổi áp suất thủy tĩnh mao mạch, giúp giảm phù nề và các triệu chứng khó thở, mệt mỏi.Tuy nhiên, đây là biện pháp tạm thời, thuốc có hiệu quả trong vòng 10 phút sau khi sử dụng và kéo dài hơn 1 giờ.
Nếu tình trạng phù nề, khó thở nặng có thể được chỉ định dùng lặp lại sau 30 phút - 1 giờ. Không nên lặp lại quá 3 lần do adrenalin có thể gây ra các tình trạng tăng nhịp tim và một số tác dụng bất lợi.
Thuốc Adrenalin giúp gây co tiểu động mạch đường hô hấp trên
Bên cạnh những thuốc dùng trong điều trị viêm thanh quản ở trẻ em, cha mẹ nên bổ sung cho con các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị.. Xu hướng ngày nay là sử dụng sản phẩm thảo dược, an toàn, lành tính cho trẻ.
Trong đó, nổi bật là sản phẩm chứa các thảo dược được nghiên cứu có tác dụng tốt với viêm thanh quản như rẻ quạt, bán biên liên, sói rừng, bồ công anh.
Năm 2015, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy thân và rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh.
Các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược là xu hướng lựa chọn hiện nay
Bên cạnh điều trị cho trẻ đúng cách thì việc phòng ngừa viêm thanh quản cũng cần thực hiện. Cha mẹ nên lưu ý những điều sau:
Với các thông tin về điều trị viêm thanh quản ở trẻ em như trên, cha mẹ nên tham khảo để nắm được phương pháp đúng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh viêm thanh quản ở trẻ, vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn, giải đáp.