Cách trị cảm cúm nghẹt mũi cho bé - Đảm bảo khỏi ngay

A- A+

Cảm cúm nghẹt mũi là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Từ dân gian đến thuốc Tây đều đưa ra rất nhiều biện pháp để trị bệnh này. Liệu đâu mới là cách trị cảm cúm nghẹt mũi cho bé hiệu quả và an toàn nhất?

Sử dụng thuốc trị cảm cúm nghẹt mũi cho trẻ nhỏ 

Với trẻ nhỏ, các cơ quan chưa phát triển toàn diện, ngay cả hệ miễn dịch cũng còn non nớt. Do vậy, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây cảm cúm nghẹt mũi. 

Có thể dùng thuốc Tây y hoặc áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị bệnh này. Cụ thể:

Thuốc Tây y trị chứng cảm cúm nghẹt mũi cho trẻ

Để giảm tình trạng cảm cúm nghẹt mũi cho con, cách nhanh nhất vẫn điều trị bằng thuốc cảm cúm nghẹt mũi, các nhóm thuốc cho trẻ gồm:

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng phổ biến nhất là Paracetamol, Ibuprofen.

Một trong những phản ứng miễn dịch đầu tiên khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể của bé là sốt. Trong khi đó, Paracetamol là thuốc an toàn và hiệu quả nhất giúp bé hạ sốt nhanh chóng. 

Khi hạ sốt cho trẻ, mẹ nên dùng paracetamol 

Khi hạ sốt cho trẻ, mẹ nên dùng paracetamol 

Tuy nhiên khi cho bé uống thuốc phụ huynh cần phải lưu ý:

  • Chọn dạng dùng phù hợp nhất với trẻ (viên sủi, thuốc bột pha, siro, viên đặt hậu môn, viên nén…).
  • Sử dụng liều dùng tuỳ theo cân nặng của bé. Thông thường là 10 - 15 mg/kg cân nặng, uống cách 4 - 6 giờ.

Nhóm thuốc giảm ho

  • Thuốc kháng histamin H1: Hay dùng nhất là fexofenadine, chlopheniramin. Thường dùng khi ho kèm hắt hơi, sổ mũi.
  • Thuốc tiêu đờm: Nếu cảm cúm có kèm ho có đờm có thể cho trẻ dùng Ambroxol, Acetylcystein.  

Nhóm thuốc trị chứng nghẹt mũi

Ở trẻ nhỏ, có thể dùng thuốc co mạch dạng nhỏ mũi như Naphazolin để trị chứng nghẹt mũi. Mặc dù đem lại hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc co mạch cho mẹ cần chú ý:

  • Thuốc co mạch thường không sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Chỉ nên dùng thuốc trong 3 - 5 ngày vì dùng lâu dài thuốc có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
  • Lưu ý nồng độ thuốc khi sử dụng cho trẻ.

Khi cho trẻ uống những thuốc trên cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh các tác dụng phụ trên trẻ nhỏ như khô niêm mạc mũi, xuất tiết...

Sử dụng bài thuốc dân gian trị chứng cảm cúm nghẹt mũi tại nhà 

Đa số phụ huynh không muốn con tiếp xúc sớm với thuốc Tây. Phần lớn họ e ngại tác dụng phụ của thuốc. Do vậy, bài thuốc dân gian là cách chữa cảm cúm cho trẻ tại nhà hiệu quả cũng như là sự lựa chọn đúng đắn dành cho bé. 

Gừng luôn là thành phần trị cảm cúm nghẹt mũi quen thuộc cho trẻ

Gừng luôn là thành phần trị cảm cúm nghẹt mũi quen thuộc cho trẻ

Trong đó, 3 bài thuốc an toàn, hiệu quả nhất được nhiều mẹ truyền tay nhau là:

  • Chữa cảm cúm bằng gừng tươi (chỉ dùng trong giai đoạn khởi phát). Đem một nhánh gừng giã nát rồi đun sôi với khoảng 200ml nước trong 10-15 phút. Cho bé uống khi nước gừng còn ấm.
  • Trị cảm cúm nghẹt mũi bằng mật ong và chanh. Hỗn hợp này gồm (2 thìa mật ong + ½ quả chanh đã vắt lấy nước cốt + 100ml nước). Cho bé dùng hàng ngày để làm ấm, sát khuẩn, giảm ho.
  • Lá tía tô trị cảm cúm nghẹt mũi. Theo Y học cổ truyền, tía tô quy tỳ và phế, chữa ho do lạnh. Bài thuốc dân gian thường kết hợp tía tô, trần bì (vỏ quýt), cam thảo dây, hành tăm, gừng tươi. Đun uống mỗi thứ 12g để trị cảm lạnh.

Lưu ý, những cách này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi, riêng mật ong chỉ dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên để tránh nguy cơ ngộ độc.

Cách trị cảm cúm nghẹt mũi không dùng thuốc 

Với các trẻ mới bị cảm cúm nhẹ, bố mẹ có thể chưa cần dùng thuốc ngay mà dùng các cách sau để giúp con thoải mái hơn.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ nhờ khả năng cân bằng độ ẩm, làm loãng dịch nhầy. 

Cách tiến hành như sau:

  • Cho bé nằm ngửa ra.
  • Nhỏ nước muối sinh lý mỗi bên 3 - 4 giọt. Khi nhỏ bịt bên còn lại, lấy tay day nhẹ bên cánh mũi. Sau đó, vuốt từ trên xuống ở bên không bịt để dịch mũi loãng ra.

Hút mũi bằng dụng cụ chuyên dụng

Khi trẻ còn quá nhỏ, cảm cúm nghẹt mũi kèm theo có đờm khiến trẻ khó chịu, nhưng trẻ chưa thể tự khạc đờm ra ngoài. Do đó cần sử dụng dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho trẻ. 

Tuy nhiên, quá trình này cần được sự hướng dẫn của các chuyên gia và không nên lạm dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Sau khi hút mũi cho trẻ, các dụng cụ trên cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn còn tồn tại, sinh sôi ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé trong lần dùng tiếp theo.

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp - Giải pháp mới trị cảm cúm nghẹt mũi 

Bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp là giải pháp nâng cao sức đề kháng tự nhiên của trẻ, giúp hệ miễn dịch của trẻ đủ sức “chiến đấu” với tác nhân gây bệnh. Khi bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp vào cơ thể, nó sẽ giúp bất hoạt virus. 

Lợi khuẩn đường hô hấp - Trị cảm cúm nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả

Lợi khuẩn đường hô hấp - Trị cảm cúm nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả

Đồng thời, ức chế vi khuẩn, làm giảm nhẹ các triệu chứng cảm cúm nghẹt mũi. Nổi bật hơn cả là khả năng làm giảm tái phát bệnh. Cụ thể, 2 lợi khuẩn hô hấp tốt nhất là Bacillus clausii và Bacillus subtilis đã được chứng minh hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi do viêm đường hô hấp ở trẻ. Đặc điểm chung của các lợi khuẩn là rất lành tính nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên chọn các sản phẩm chứa lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis được sử dụng bào tử lợi khuẩn, loại lợi khuẩn thế hệ tiên tiến nhất hiện nay so với lợi khuẩn thường. Đây là phương pháp giúp bảo tồn lợi khuẩn và giữ trọn công dụng của chúng đối với hệ hô hấp.

Cách phòng ngừa cảm cúm, nghẹt mũi 

Bất cứ khi nào trẻ cũng có thể mắc bệnh cảm cúm, nghẹt mũi. Để bệnh không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, các mẹ vẫn nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 

Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp

Bậc phụ huynh cần lưu ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp. Vi khuẩn, virus cực kỳ dễ lây lan. Đặc biệt là virus cúm có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp trong khoảng cách 6 bước chân. Với hệ hô hấp còn non nớt của trẻ, khi tiếp xúc gần sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn người lớn rất nhiều.

Cải thiện môi trường sinh sống của trẻ

Trong nhà cần tránh khói, tránh bụi, tránh ẩm, và tránh côn trùng. Dù không thể thay đổi được môi trường bên ngoài nhưng chúng ta có thể cải thiện được môi trường ngay tại nơi ở, một yếu tố quan trọng không kém gây nên bệnh cảm cúm ở trẻ.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ 

Các mẹ có thể nâng cao sức đề kháng cho bé bằng cách: 

  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung vi chất cho trẻ. 
  • Cho trẻ thực hiện chế độ vận động, sinh hoạt hợp lý. 

Khi hệ miễn dịch của trẻ hoạt động bình thường, nó sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus…) và bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân này. Vậy nên, trong điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ bác sĩ luôn đề cao việc tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng niêm mạc mũi, họng, hầu, thanh quản. Nhờ vậy mà khả năng tái phát của trẻ cũng được giảm xuống đáng kể.

Bài viết trên cung cấp thông tin về cách trị cảm cúm nghẹt mũi hiệu quả. Để trị cảm cúm nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả nhất mẹ nên lưu ý sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp sớm vừa giảm triệu chứng vừa tăng cường sức đề kháng. Hy vọng thông qua bài viết, các bậc phụ huynh sẽ tìm ra được biện pháp phù hợp để trị bệnh cho trẻ.

Đặng Huyền.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.