Trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao? [Chuyên gia tư vấn]

A- A+

Nhiều bậc cha mẹ thường luống cuống không biết trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao mới nhanh khỏi, có cách chữa mẹo nào hay không, uống thuốc gì để không phải đi viện… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn 2 bước xử lý chi tiết trong bài viết sau đây. 

Trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ

Trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ

Xác định nguyên nhân trẻ bị sốt ho, sổ mũi là bệnh gì?

Để xử lý triệt để tình trạng trẻ bị sốt, ho, sổ mũi, trước hết bố mẹ cần khoanh vùng được một vài nguyên nhân gây bệnh. Liệu sốt, ho, sổ mũi có phải bị COVID không, hay chỉ đơn thuần là cảm cúm, cảm lạnh?

Trên thực tế, hiện nay phần lớn trẻ bị sốt ho sổ mũi đều do virus đường hô hấp gây ra. Dù bé bị COVID, cảm cúm hay cảm lạnh thì mức độ và triệu chứng cũng khá giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một vài đặc điểm để bố mẹ có thể phân biệt:

  • Cảm lạnh: Bé thường bị sốt nhẹ, sổ mũi kèm theo nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, có thể ho hoặc không nhưng vẫn ăn uống và hoạt động bình thường.
  • Cảm cúm: Triệu chứng thường nặng hơn bị cảm lạnh. Trẻ thường bất ngờ lên cơn sốt cao, rét run, ớn lạnh, ho, sổ mũi kèm theo đau đầu, đau họng, nhức mỏi toàn thân, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài… Có thể chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm máu tìm virus cúm.
  • COVID: Khó xác định nhất vì một số trẻ không biểu hiện triệu chứng, một số giống với cảm lạnh và một số lại giống với cảm cúm. Chỉ khác ở một số điểm như trẻ bị mất vị giác hoặc khứu giác, phát ban trên da… Triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh khoảng vài tuần và có thể chẩn đoán xác định bằng test COVID hoặc xét nghiệm PCR.

Bước 2: Chuyên gia tư vấn trẻ bị ho, sốt sổ mũi uống thuốc gì và chữa thế nào nhanh khỏi?

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, ho, sổ mũi mà cha mẹ có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. 

Với trẻ bị sốt ho sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm hay COVID thì các phương pháp cải thiện triệu chứng không dùng thuốc và tăng cường sức đề kháng là phù hợp hơn với bé. Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ nên tham khảo.

Bổ sung đầy đủ sữa/ nước cho bé

Khi trẻ bị sốt ho, sổ mũi đi ngoài, cha mẹ chỉ cần bổ sung đầy đủ lượng dịch là đã đồng thời cải thiện được tất cả triệu chứng cho bé. Cụ thể: 

  • Triệu chứng sốt, đi ngoài đều khiến trẻ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi. Việc bổ sung đủ lượng dịch giúp bé nhanh hạ sốt hơn, tinh thần tỉnh táo và tránh tình trạng sốc mất nước. 
  • Triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ thường đi kèm với nhau bởi nước mũi đem theo các dị nguyên chảy xuống cổ họng, gây kích ứng và cơ thể phản xạ bằng các cơn ho để tống đẩy ra ngoài. Khi bổ sung nước đầy đủ, cổ họng của bé sẽ dịu nhanh hơn, dịch nhầy ở mũi họng được làm loãng ra và dễ thoát khỏi đường hô hấp.

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức, còn với trẻ lớn hơn có thể bổ sung đa dạng bằng nước lọc, nước trái cây, nước canh, món lỏng như cháo, súp, chè…

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp dạng nhỏ hoặc dạng xịt mũi họng

Trước đây, lợi khuẩn hô hấp (Bacillus clausii, Bacillus subtilis)đã được chứng minh hiệu quả toàn diện với bệnh lý hô hấp, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi vì lợi khuẩn hô hấp khó tồn tại ở điều kiện bình thường và dễ bị phân hủy bởi tia tử ngoại.

Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia tại Trung tâm công nghệ sinh học, Viện thực phẩm chức năng đã phát minh ra công nghệ vi nang giúp bảo toàn nguyên vẹn lợi khuẩn hô hấp dưới tác động của môi trường. Nhờ đó, trẻ em hay người lớn có thể sử dụng phương pháp này hàng ngày mà không lo bị mất tác dụng.

Lợi thế vượt trội của lợi khuẩn hô hấp đến từ 2 lợi ích mà trẻ nhận được. 

  • Đầu tiên là cải thiện nhanh chóng triệu chứng sốt, ho, sổ mũi do cả nguyên nhân vi khuẩn, virus. Hiệu quả này đến từ khả năng bất hoạt virus, ức chế vi khuẩn của lợi khuẩn của lợi khuẩn hô hấp.
  • Tiếp theo là khả năng tạo ra hàng rào miễn dịch và tăng cường sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát sau này.

Với trẻ sơ sinh thì nên dùng lợi khuẩn hô hấp dưới dạng nhỏ mũi họng, còn trẻ lớn hơn có thể dùng sang dạng xịt. Trên thị trường hiện nay đã có cả 2 dạng này để bố mẹ tham khảo dùng cho trẻ càng sớm càng tốt.

Dùng thuốc hạ sốt

Nhiều bậc cha mẹ thường băn khoăn không biết trẻ bị sốt ho, sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi. Câu trả lời là đối khi có thể chỉ cần thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng cho bé là đủ.

Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C, bố mẹ nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để cho bé dùng thuốc hạ sốt. Thông thường, với trẻ dưới 6 tháng có thể được sử dụng Paracetamol, còn trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi có thể dùng cả Paracetamol và Ibuprofen. Bạn nhớ cho bé dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn và đảm bảo khoảng cách giữa mỗi lần dùng là 4-6 tiếng để tránh gây hại gan thận của bé.

Trẻ bị sốt, ho có đờm có thể được hướng dẫn uống thuốc hạ sốt dạng bột/ sủi/ viên đạn

Trẻ bị sốt, ho có đờm có thể được hướng dẫn uống thuốc hạ sốt dạng bột/ sủi/ viên đạn

Tiêm vắc xin cúm/ vắc xin COVID

Hiện nay đã có nhiều loại vắc xin chống cúm cho trẻ em và các chuyên gia đều khuyến cáo bố mẹ nên cho bé tiêm định kỳ hàng năm để phòng ngừa.

Vắc xin chống COVID được khuyến cáo cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ từ 5 tuổi nên tiêm mũi bổ sung nếu sức đề kháng kém hoặc có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Chỉ trong một số trường hợp trẻ sinh thiếu tháng và có sức đề kháng kém, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bé sử dụng, ví dụ như thuốc kháng virus để cải thiện triệu chứng và rút ngắn thời gian virus tiến triển. 

Bước 3: Đưa trẻ đến bệnh viện nếu có bất thường

Một số trẻ có thể bị sốt ho sổ mũi do bệnh lý khác (viêm họng liên cầu, viêm phổi…), thường kèm theo biểu hiện khó thở, nặng ngực, đau ngực, không tỉnh táo, môi tím tái, da mặt xanh xao, co giật, bỏ ăn hoặc bỏ bú mẹ... Lúc này, cha mẹ nên sớm đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, tại đó bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị khoa học. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao, từ đó chọn lựa được phương pháp phù hợp giúp trẻ nhanh khỏi ốm và có hệ thống hô hấp khỏe mạnh.

Đặng Huyền.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.