Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Bị viêm xoang có lây hay không? Chuyên gia tư vấn

    Xin chào chuyên gia, tôi muốn hỏi viêm xoang có lây không? Gần đây chồng tôi gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt mũi và đau nhức vùng xoang. Sau khi đi khám, anh ấy được chẩn đoán mắc bệnh viêm xoang. Chúng tôi có hai con nhỏ nên rất lo lắng rằng bệnh của chồng tôi có thể lây cho chúng. Xin chuyên gia giải đáp thắc mắc của chúng tôi và tư vấn cho chúng tôi một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm xoang. Cảm ơn chuyên gia rất nhiều!
    Icon
    Xin chào bạn, trước hết, xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. 

    Thực tế, viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm của lớp niêm mạc ở trong các hốc xoang. Những nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang bao gồm virus, vi khuẩn, nấm hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe mũi và xoang. Tình trạng viêm xoang thường xuất hiện sau đợt cảm cúm kéo dài hoặc trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng.

    Thực tế, việc lây nhiễm viêm xoang có nguy cơ thấp, nên bạn không phải quá lo lắng về việc lây nhiễm cho các cháu nhỏ.

    Tuy nhiên, để tránh nguy cơ lây nhiễm virus và vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp nói chung, bạn cần chú ý những điều sau đây:


    Người bệnh nên dùng mặt ngoài của bàn tay để che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho.
    Người mắc viêm xoang nên tránh tiếp xúc trực tiếp (như hôn môi, hôn má) đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc các trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu.



    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để hạn chế nguy cơ đưa virus, vi khuẩn vào hệ hô hấp.
    Vệ sinh mũi, họng, răng miệng sạch sẽ, súc miệng họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn trong mũi.
    Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, lông vật nuôi, nấm mốc...


    Để kiểm soát và phòng ngừa viêm xoang tốt nhất là loại bỏ các tác nhân gây bệnh ngay từ “cửa ngõ” của hệ hô hấp đó là mũi và họng. Do đó, bạn nên tìm hiểu và cho chồng sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất thiên nhiên Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với chiết xuất lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… cùng các vi chất như zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO). Hinokitiol giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn virus sinh sôi và phát triển. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm này kéo dài có thể giúp hỗ trợ kiểm soát và phòng ngừa viêm xoang hiệu quả.

    Cuối cùng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm xoang, đừng ngần ngại để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để được chúng tôi hỗ trợ trả lời ngay nhé. 

    Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!

    Chuyên gia bệnh đường hô hấp

     
  • Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nhiễm cúm A

    Thưa bác sĩ, khi trẻ bị nhiễm cúm A thì bố mẹ cần có những lưu ý gì để giúp trẻ mau khỏi bệnh, thưa bác sĩ?
    Icon
    Chào bạn,

    Trẻ nhiễm cúm A hay là trẻ nhiễm các cái virus thông thường khác mà gây bệnh lý trên đường hô hấp thì thực tế vấn đề chăm sóc đều như nhau. Vấn đề hàng đầu là đảm bảo được nguồn dinh dưỡng, trong đó có nước. Đấy là một yếu tố rất quan trọng cho trẻ, vì trẻ em phải có dinh dưỡng và cung cấp đủ nước thì mới có năng lượng và đỡ mệt mỏi. Thứ hai, trẻ em phải được chăm sóc đường hô hấp thường xuyên trên như vệ sinh mũi họng cho trẻ để làm giảm tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp giúp trẻ sẽ rút ngắn được cái thời gian bị bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cần kiểm soát được nhiệt độ của trẻ, không để trẻ sốt quá cao. Do đó, cha mẹ phải kiểm tra nhiệt độ ăn bé thường xuyên và dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định. Và cố gắng cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

    Với trẻ nhỏ thì dưới 6 tháng thì là nguồn sữa mẹ hoặc những trẻ uống sữa công thức thì đấy cũng là đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tùy thuộc lứa tuổi, trẻ sẽ có những cái chế độ ăn uống giúp cho trẻ vừa có dinh dưỡng vừa đầy đủ nước. Và yếu tố thứ ba là yếu tố về vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày hoặc khi trẻ bị nhiễm cúm.
  • Cúm A bao lâu thì khỏi?

    Thưa bác sĩ, người bị nhiễm cúm A thì thường sau bao lâu sẽ khỏi bệnh?
    Icon
    Chào bạn,

    Câu hỏi này cũng rất là hay, thông thường trẻ khỏi bệnh nhanh hay muộn dựa theo kinh nghiệm điều trị của các bậc phụ huynh, không có một giới hạn nào để nói chắc chắn là cúm A thì sau bao lâu khỏi bệnh và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là cơ địa của mỗi người, sức đề kháng của mỗi người và sự chăm sóc bản thân cũng như chăm sóc em bé của các bà mẹ ở mức độ tốt thì khả năng phục hồi chắc chắn sẽ nhanh hơn. Thông thường trong hai ngày đầu cúm A sẽ sốt rất là cao. Ở những cơ địa khỏe mạnh, sức đề kháng tốt hoặc người lớn thì thường ngày thứ ba bắt đầu đã có triệu chứng giảm sốt, bệnh đỡ và đã có thể là hoạt động như bình thường. Còn đối với trẻ em sẽ phụ thuộc vào việc chăm sóc rất nhiều, bởi trẻ sốt cao có thể kéo theo những cái tổn thương niêm mạc đường hô hấp nằm bong các niêm mạc vùng hầu họng kéo theo một số bệnh như là viêm họng, nhiễm khuẩn. Trẻ sốt cao dẫn đến thiếu nước, mệt mỏi kéo theo những vấn đề khác về thể chất của em bé thì thời gian mắc bệnh nó sẽ lâu hơn.
  • Cúm A có nguy hiểm không?

    Thưa bác sĩ, khi bị cúm A thì sẽ có những cái nguy hiểm gì ạ?
    Icon
    Chào bạn,

    Cúm A có triệu chứng như đau đầu, đau người, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau nhức vùng mặt, khó chịu và đặc biệt là sốt cao. Đối với trẻ nhỏ, cúm A thì cũng sẽ có những cái triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, đau đầu như các cái chủng khác. Tuy nhiên với cúm A các chuyên gia thường thấy triệu chứng sốt cao nổi trội hơn và đặc biệt với trẻ nhỏ, khi trẻ sốt cao thường hay quấy khóc, không chịu ăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất của đứa trẻ. Còn đối với người lớn, sốt cao kéo theo là mệt hơn, đau đầu. Đối với cúm A còn có các chủng ví dụ như là cúm A H5N1 có thể gây dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như là viêm phổi. Do vậy, cúm A thường sẽ được các nhân viên y tế cũng như là các đơn vị như CDC đề cao và dự phòng nhiều hơn. Phác đồ điều trị cúm A có triệu chứng sốt cao trong những ngày đầu sẽ được chỉ định các thuốc điều trị cúm đặc hiệu và tùy thuộc vào bác sĩ thăm khám và có chỉ định phù hợp đối với từng cá thể.
  • Cúm A lây qua đường nào?

    Thưa bác sĩ, cúm A thì là một trong những cái nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp rất là phổ biến. Vậy thì cúm A thường sẽ lây qua những đường nào?
    Icon
    Chào bạn,

    Cảm ơn câu hỏi của bạn. Cúm A cũng là một trong những virus thuộc nhóm gây bệnh lý trên đường hô hấp và lây qua đường hô hấp. Lây qua đường hô hấp là tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua giọt bắn, tức là người mang mầm bệnh có thể thải virus cúm qua hơi thở của mình bằng các động tác nói, hắt hơi, ho, cười to, được thải qua cái giọt bắn của mình ra môi trường không khí. Và khi người tiếp xúc gần có thể hít phải các cái giọt bắn đó và đây là nguồn lây bệnh chính trực tiếp và mạnh nhất. Và ngoài ra có thể lây qua tay hay qua cách chăm sóc. Đấy là bàn tay chúng ta có thể vấy bẩn ở một môi trường nào đó mà người bệnh vừa mới thải ra virus đó và khi tay chúng ta lại chạm, tiếp xúc như sờ vào mặt hoặc ăn uống là một cái phương thức lây có thể lây truyền cúm A.
  • Cách phòng ngừa virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

    Dạ thưa bác sĩ, vậy có những cách nào để có thể phòng ngừa virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ?
    Icon
    Chào bạn,

    Phòng ngừa virus hợp bào hô hấp trên thực tế cũng không khác gì phòng ngừa các virus khác hay các loại vi khuẩn khác gây bệnh lý trên đường hô hấp. Yếu tố hàng đầu về phòng ngừa là vệ sinh mũi họng. Với các loại virus gây bệnh trên đường hô hấp lây qua các giọt bắn, lây qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người và đặc biệt là trẻ nhỏ ở nhà trẻ hoặc là người lớn, là những người mang mầm bệnh cho các trẻ. Đầu tiên là vấn đề tiếp xúc với những trẻ nhỏ chưa đến tuổi đi học mầm non cũng không thể không cho tiếp xúc với người lạ hay không cho trẻ ra ngoài chơi vì điều đó là điều không phải là khoa học. Do vậy, cha mẹ cần tăng cường yếu tố về thể chất. Cha mẹ cần chăm sóc em bé với chế độ dinh dưỡng tốt để trẻ có được một cái thể chất tốt nhất. Có một thể chất tốt nhất và tiếp theo là vấn đề bệnh lây qua đường hô hấp nhưng nó vẫn không thể loại trừ được. Mặc dù bệnh lây qua đường hô hấp nhưng cha mẹ phải rửa tay trước khi chăm sóc em bé và tránh những tiếp xúc, ví dụ như người lạ hoặc là ra ngoài đường phố. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý về thời tiết vì virus hợp bào hô hấp cũng sẽ thường bùng phát vào những thời điểm giao mùa và bùng phát mạnh hơn vào thời điểm xuân, tức là sau Tết. Tuy nhiên, năm nay cũng có một số sự thay đổi về mô hình bệnh tật cũng như là mùa của các cái dịch bệnh. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý thời điểm giao mùa hay là thời điểm mà chúng ta cần bảo vệ em bé, cần chăm sóc em bé tốt nhất. Ngoài ra thì có những đợt dịch bệnh mà được các cơ quan ban, ngành y tế thông báo thì chúng ta sẽ cẩn trọng hơn vào những cái thời điểm đó.
  • Triệu chứng trẻ bị nhiễm virus hợp bào

    Thưa bác sĩ, nhiễm virus hợp bào thì rất dễ gây ra những bệnh về viêm đường hô hấp. Vậy trong trường hợp mà trẻ nhỏ hoặc là trẻ sơ sinh bị nhiễm virus hợp bào (RSV) thì trẻ sẽ có những dấu hiệu hay là triệu chứng nào, thưa bác sĩ?
    Icon
    Chào bạn,

    Virus hợp bào hô hấp là loại virus thường gây lên các bệnh ở đường hô hấp trên đối với trẻ lớn và có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, càng nặng hơn đối với những trẻ ở dưới 6 tháng và đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Virus hợp bào hô hấp làm tăng xuất tiết dịch nhầy ở đường hô hấp, kèm theo là tăng co thắt các tiểu phế quản nhỏ. Chính vì vậy mà ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng đường thở rất nhỏ, khi co thắt kèm theo tăng tiết dịch, đứa trẻ sẽ trở nên khó thở, thậm chí là suy hô hấp.

    Còn đối với trẻ lớn nhiễm virus hợp bào hô hấp nhưng đường thở lớn hơn và trẻ có sức đề kháng tốt hơn nên triệu chứng chỉ xuất hiện ở đường hô hấp trên và cũng sẽ giống như một triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp khác. Do vậy, không có sự khác biệt rõ giữa virus hợp bào hô hấp hay một loại virus thông thường khác gây viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ lớn. Cha mẹ chỉ cần tập trung chăm sóc tốt hơn và phát hiện những dấu hiệu bệnh nặng, không để tiến triển những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi và đặc biệt là dưới 6 tháng sẽ có những triệu chứng cảnh báo cần phải đưa trẻ đi khám ngay bác sĩ như sốt cao kéo dài, tiếng cụt khịt, hoặc cũng tiếng khò khè, nhịp thở nhanh. Đối với trẻ từ 0-2 tháng tuổi, khi mà nhịp thở > 60 lần/phút là triệu chứng nguy hiểm. Do vậy, khi đếm nhịp thở của trẻ em ở lứa tuổi sơ sinh từ 50 đến 60 lần/phút phải đếm đi đếm lại trong nhiều thời điểm, khi em bé nằm yên, không khóc, không gắng sức và nếu nhịp thở vẫn từ 50 đến 60 lần/phút thì cần phải đến khám bác sĩ. Từ hai tháng tuổi cho đến một tuổi thì triệu chứng sốt và xuất tiết chảy mũi hoặc ho kèm theo thì nhịp thở cũng là một dấu hiệu quan trọng mà cha mẹ cần chú ý.
  • Phân biệt được viêm đường hô hấp là do vi khuẩn hay là do virus?

    Vâng Thưa bác sĩ, viêm đường hô hấp do vi khuẩn và virus gây ra thì có những triệu chứng hay là dấu hiệu nào khác nhau và làm sao để người bệnh có thể phân biệt được viêm đường hô hấp là do vi khuẩn hay là do virus ạ?
    Icon
    Chào bạn,

    Câu hỏi này thì thực tế sẽ phải cần đến những các bác sĩ vẫn có nhiều cái thông tin của các bà mẹ cung cấp. Thêm nữa chúng tôi mới có thể phân biệt được. Tuy nhiên thì chúng ta sẽ hiểu rằng hầu hết những bệnh viêm đường hô hấp với trẻ em đấy là do virus và nó phải chiếm đến trên 70 % là do virus và vi khuẩn. Nó là những triệu chứng về sau hoặc cũng có những triệu chứng ngay từ ban đầu là vi khuẩn. Tuy nhiên, để phân biệt ngay từ những ngày đầu tiên đâu là triệu chứng của vi khuẩn và đâu là triệu chứng của virus để các bố mẹ hiểu thì cái việc này là một việc tương đối khó khăn. Còn khi đến với bác sĩ, chúng tôi sẽ có những cái chuyên môn riêng để chúng tôi phân biệt. Nhưng cũng có một cái tuýp nho nhỏ để cho các mẹ biết. Đấy là khi:


    Nhiễm vi khuẩn, thường con sẽ rất là mệt và khi dùng thuốc hạ sốt, nhiệt độ không được trở về bình thường và đứa trẻ thường mệt, bỏ ăn, miệng hôi, lưỡi bẩn -  Đấy là những triệu chứng của nhiễm vi khuẩn. 
    Triệu chứng của nhiễm virus thông thường thì trẻ trẻ chỉ có sốt cao. Trẻ có thể xuất tiết viêm long đường hô hấp trên với các cái dịch mũi trong và khi được hạ sốt, nhiệt độ trở về bình thường, đứa bé lại rất là ngoan, khỏe, vui tươi và vẫn có thể ăn được bình thường. Đấy là trong những ngày đầu tiên khoảng một, hai ngày đầu tiên, còn từ ngày thứ ba trở đi, tất nhiên là sẽ nên đến bác sĩ và không nên chỉ đọc và xem những cái hướng dẫn trên mạng mà bố mẹ có thể phân biệt giữa nhiễm vi khuẩn và virus dạ. Vâng xin cảm ơn câu trả lời của bác sĩ.