Trẻ chảy nước mũi thường xuyên nên xử lý thế nào?

  • Chào chuyên gia, con em được hơn 2 tuổi, bé rất hay bị chảy nước mũi, không sốt, không ho. Xin hỏi chuyên gia nên khắc phục bằng biện pháp nào an toàn, hiệu quả ạ? Mong chuyên gia tư vấn! (Nguyễn Lương, An Giang).

    Icon

    Chuyên gia trả lời: 

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bố mẹ khi phát hiện con có dấu hiệu chảy nước mũi cần xử lý sớm để trị dứt điểm không để tình trạng kéo dài nặng thêm. Giải pháp đầu tiên bố mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ. 

    Nếu quan sát thấy trẻ chảy nước mũi có màu trắng trong thì bố mẹ chỉ nhỏ nước muối sinh lí khoảng 0.9 % mỗi ngày từ 4 - 5 lần và mỗi bên khoảng 3 - 4 giọt. Nếu nước mũi của trẻ chuyển thành màu vàng xanh lúc này bố mẹ cần đưa bé đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để tìm được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn.

    Hướng dẫn nhỏ nước muối sinh lí cho trẻ bị chảy nước mũi:

    • Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, bố mẹ cần thực hiện bước ngâm chai nước muối trong nước ấm.
    • Đặt bé nằm ngửa và đầu hơi ngả về sau sao cho phần đầu thấp hơn phần chân của trẻ.
    • Đợi trong vòng 30 giây để nước làm chất nhầy ở trong mũi loãng hơn. 
    • Làm sạch phần hốc mũi: Đối với trẻ lớn có thể hỉ mũi thì đặt cho bé ngồi và hỉ mũi vào một chiếc khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ không thể tự hỉ mũi thì bố mẹ dùng dụng cụ để hút phần đờm nhớt có trong hốc mũi. Bố mẹ dùng bóng hút và bóp xẹp chúng rồi đưa đầu ống hút vào mũi trẻ. Dùng tay bịt 1 bên mũi rồi nhanh tay buông cho bóng phồng ra. Phần đờm nhớt sẽ được bóng hút thu vào.
    • Vệ sinh bóng hút mũi: Bóp mạnh phần bóng hút để đờm nhớt tống ra ngoài. Sau khi hút sạch 2 bên mũi, bố mẹ thực hiện động tác xả bóng hút vài lần dưới vòi nước giúp vệ sinh bóng hiệu quả.
    • Thực hiện nhỏ và hút mũi cho bé khoảng 4 lần/ ngày hoặc có thể nhiều hơn đến khi bé khỏi bệnh và không còn chảy mũi, nghẹt mũi,…
    • Bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ hút mũi

    Chú ý: Bố mẹ không được dùng tay bịt cả 2 bên mũi để trẻ hỉ mũi do làm như vậy sẽ khiến áp lực bị tăng đột ngột. Bên cạnh đó, giấy dùng cho trẻ hỉ mũi phải là loại giấy mềm và sạch, dùng 1 lần rồi vứt.

    Một số giải pháp khác bố mẹ có thể tham khảo:

    • Bố mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước (như nước lọc, sữa, nước trái cây,...) và ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng (như cháo, súp,...) nhằm làm cho dịch mũi lỏng hơn để dễ vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ cần hạn chế dùng thực phẩm có nhiều dầu mỡ và chất béo.
    • Cho trẻ uống thật nhiều nước và sữa để làm loãng dịch mũi
    • Có thể cho trẻ tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng có khả năng làm lỏng dịch nhầy trong mũi cho bé dễ dàng tống ra ngoài hoặc bố mẹ vệ sinh bằng dụng cụ dễ hơn.
    • Kê đầu bé cao lên khi ngủ nhằm ngăn nước mũi chạy ngược vào bên trong làm nghẹt mũi.

    Bên cạnh đó hãy cho con sử dụng dung dịch xịt/nhỏ mũi họng lợi khuẩn hô hấp Subavax hàng ngày. Lợi khuẩn hô hấp sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch của con tiết ra kháng thể IgA chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó con giảm sổ mũi, nghẹt mũi.

    Xịt/nhỏ lợi khuẩn Subavax có tới hàng tỷ lợi khuẩn được ứng dụng công nghệ bao vi nang hiện đại, giúp lợi khuẩn bền vững, sống sót đến niêm mạc hô hấp và phát huy tác dụng. Duy trì sử dụng Subavax đều đặn cho trẻ giúp tạo hàng rào miễn dịch, tăng cường sức đề kháng niêm mạc đường hô hấp trên, bảo vệ đường hô hấp phòng chống tái phát bệnh hiệu quả. Từ đó làm giảm tần suất con bị sụt sịt, chảy nước mũi, thời gian và số lần trẻ phải sử dụng kháng sinh

    Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên để lại câu hỏi bên dưới để được các chuyên gia giải đáp sớm nhất.

    Chúc bé và gia đình mạnh khỏe!

    Chuyên gia tai mũi họng

     

Câu hỏi chuyên gia