Trẻ ho về đêm phải làm sao, chăm sóc trẻ như nào là đúng cách

A- A+

Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và cũng phản ánh tình trạng sức khỏe. Nếu trẻ ho về đêm thường xuyên, cũng khiến nhiều bậc cha mẹ “đứng ngồi không yên”. Vậy trẻ ho về đêm phải làm sao, chăm sóc trẻ như nào là đúng cách, cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây.

Tại sao trẻ ho về đêm nhiều

Phản ứng ho xảy ra khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, môi trường tiếp xúc chứa nhiều vi khuẩn, phản ứng viêm sẽ tiết ra dịch nhầy (chứa vi khuẩn, bạch cầu, các chất gây viêm,...) khiến cho cơ thể sinh ra phản ứng ho như một phương pháp tự vệ, giúp loại bỏ đờm, nhớt và vi khuẩn ra ngoài, làm sạch đường thở.

Đa số phản ứng ho là lành tính, trẻ có thể tự bớt khi tống được các dị vật ra khỏi đường thở. Nhưng nếu trẻ ho kéo dài, có thể báo hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ,nhất là khi trẻ ho nhiều về đêm.

Cha mẹ nên chú ý những nguyên nhân gây ho dưới đây, để bảo vệ cho sức khỏe của trẻ:

  • Yếu tố môi trường: Nước ta có thời tiết nồm ẩm, môi trường rất dễ cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. 
  • Do thụ thể nhạy cảm: Bình thường, vào ban ngày trẻ thường hay vui chơi, nô đùa nên các thụ thể giảm nhạy cảm. Bên cạnh đó, khi trẻ vui chơi, nô đùa, các dịch tiết phần nào được tống ra ngoài nên trẻ ít ho. Nhưng về đêm, nhất là khi ngủ, việc thụ thể quá nhạy cảm sẽ rất dễ kích ứng với dịch tiết khiến trẻ bị ho.
  • Do tư thế ngủ không đúng. Ở nhiều trẻ em, khi nằm xuống, các tổ chức ngực tác động đè lên làm hẹp đường dẫn khí, khiến cho trẻ dễ bị ho. Nhất là khi ngủ kê gối không đúng cách, làm đầu thấp, chất nhầy và dịch từ mũi chảy xuống họng, nên kích ứng gây ho.
  • Do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp: Ở những trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, hen xuyễn, tình trạng ho về đêm rất dễ gặp. 
  • Trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ ho khan. Vào nửa đêm về sáng, khi lượng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, sẽ tác động đến hệ thần kinh đường khí quản, kích thích phản xạ ho của trẻ. 

Cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm

Cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm

Nên làm gì khi trẻ ho về đêm?

Trẻ bị ho về đêm thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tác động  tiêu cực đến sức khỏe của trẻ vào sáng hôm sau. Điều này khiến cho cha mẹ không khỏi xót xa. Lưu ý ngay những điều nên làm dưới đây:

  • Cho trẻ bổ sung nước vừa đủ, nên uống nước ấm, giúp làm dịu cổ họng, bảo vệ lớp màng nhầy niêm mạc họng.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý ấm, nhỏ nhẹ nhàng vào mũi. Với trẻ trên 1 tuổi có thể dùng dạng xịt phù hợp.
  • Khi trẻ bị ốm, nhiều dịch mũi, thực hiện hút mũi và rửa mũi đúng kỹ thuật. Tránh để dịch mũi chảy xuống họng, làm kích ứng gây ho. Giúp trẻ dễ ngủ hơn vào ban đêm.
  • Giữ ấm cho trẻ vào ban đêm. Có thể xoa dầu tràm vào gan bàn chân cho trẻ, hoặc đeo tất cho trẻ khi trời lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, thay chăn, gối và hút bụi không khí.
  • Để nhiệt độ phòng phù hợp (không dưới 25 độ C), có thể kết hợp làm ẩm không khí bằng máy phun sương giúp trẻ giảm khô họng.
  • Cho trẻ ngủ đúng tư thế với gối êm, mềm đảm bảo phần đầu cao hơn phần ngực, giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon giấc hơn.
  • Với những trẻ bị các bệnh lý liên quan như viêm họng, trào ngược dạ dày,... nên cho trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Nên giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, không khí thoáng mát

Nên giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, không khí thoáng mát

Sử dụng các thảo dược giúp trị ho cho trẻ

Ngoài các biện pháp trên, cha mẹ có thể áp dụng một số thảo dược dân gian giúp trị ho hiệu quả mà lại lành tính. 

  • Lá húng chanh: với thành phần chứa nhiều tinh dầu nhất là carvacrol, codein, giúp giảm đờm, tiêu độc, dùng để làm thuốc trị ho, viêm họng rất tốt.
  • Gừng: đây là gia vị quen thuộc có tính ấm, vị ôn, tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm sốt, giải độc, tiêu đờm.
  • Mật ong: với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, mật ong vừa giúp giảm ho lành tính lại bổ sung nhiều dinh dưỡng.
  • Rau diếp cá: loại thảo mộc này chứa hoạt chất flavonoid, decanoyl-acetaldehyd giúp kháng khuẩn, chống viêm, từ đó giúp giảm ho, phù nề.
  • Cát cánh: đây vốn là một vị thuốc dân gian có tác dụng long đờm quen thuộc. Cát cánh giúp giảm viêm, giảm ho vì giúp tán phong hàn, trừ đờm.
  • Rẻ quạt: rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rẻ quạt chứa nhiều nhóm chất có tác dụng như kháng sinh, kháng viêm thực vật. Dược liệu này đặc biệt hiệu quả với các tình trạng viêm đường hô hấp trên. Nên dùng cho trẻ bị ho đem đến lợi ích rất tốt.

Hiện nay trên thị trường đã bào chế được sản phẩm chứa thành phần chính là rẻ quạt kết hợp các thảo dược quý khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… cùng các vitamin và khoáng chất thiếu yêu, dưới dạng cốm, rất nhỏ gọn, tiện dùng cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo để sử dụng ngay cho trẻ tại nhà.

Sử dụng các thảo dược trị cho cho trẻ vừa an toàn lại hiệu quả

Sử dụng các thảo dược trị cho cho trẻ vừa an toàn lại hiệu quả

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đã giúp cha mẹ phần nào hiểu hơn được các nguyên nhân khiến trẻ bị ho về đêm để có cách phòng ngừa và bảo vệ trẻ. Cha mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh đường hô hấp, vui lòng để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia giải đáp chi tiết nhất.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.