Cách điều trị viêm phế quản, giảm nhanh ho đờm, khó thở

A- A+

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc phế quản dày nên do bị kích thích, làm hẹp và tắc nghẽn các tiểu phế quản, tăng tiết dịch gây ra ho, đờm đặc, khó thở,... gây khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Tham khảo ngay cách điều trị viêm phế quản để giúp nhanh hết ho, đờm, khó thở dưới đây.

Thuốc điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản có 2 loại: cấp tính và mạn tính, tùy vào tình trạng gặp phải sẽ có những thuốc được sử dụng để điều trị khác nhau.

Thuốc điều trị viêm phế quản cấp

Các thuốc thường được sử dụng cho người bị viêm phế quản cấp gồm:

- Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi viêm phế quản do vi khuẩn, diễn biến bệnh xấu với các biểu hiện như sốt cao không hạ, ho đờm xanh, vàng hoặc đờm có mủ. Người tuổi từ 65 bị viêm phế quản cấp có ho kèm: bệnh tiểu đường, bệnh tim, dùng corticoid,... Người bệnh nên cân nhắc dùng kháng sinh sớm khi mới xuất hiện dấu hiệu.

- Thuốc kháng virus: có tới 90% nguyên nhân viêm phế quản là do virus. Tuy nhiên, các thuốc kháng virus không được khuyến cáo sử dụng. Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ sau khi xác định chính xác bạn bị viêm phế quản do virus..

- Thuốc giảm triệu chứng: Viêm phế quản xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau như: Ho, ho có đờm đặc, khó thở… Bạn có thể tham khảo dùng các thuốc điều trị triệu chứng giúp cơ thể dễ chịu, bớt cảm giác mệt mỏi sau:

  • Sốt:  Dùng khi sốt từ 38,5 độ C, khi sốt nhẹ bạn chỉ nên lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát. Bổ sung đủ nước và uống oresol sẽ giúp bù lại lượng nước bị mất do sốt.
  • Ho, đờm: Trong trường hợp ho ít, đờm đặc, bạn nên dùng thuốc long đờm và uống đủ nước để đờm loãng ra. Phản xạ ho sẽ giúp tống đờm, vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Nếu ho khan hoặc ho có đờm nhiều dễ gây mất ngủ,... Uống thuốc giảm ho sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Các thuốc kháng histamin và chống xung huyết có tác dụng giảm tiết dịch tại mũi, từ đó đường thở được thông thoáng, giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Thuoc-tay-dung-trong-viem-phe-quan-cap-giup-giam-trieu-chung-ho-domThuốc tây dùng trong viêm phế quản cấp giúp giảm triệu chứng, ho, đờm

Thuốc điều trị viêm phế quản mạn tính

Khi được chẩn đoán bị viêm phế quản mạn tính, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc sau:

  • Thuốc giãn phế quản dạng hít: Giúp giãn và khai thông đường thở, phế quản ở người viêm phế quản, giảm khó thở. Đây là lựa chọn đầu tay khi bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính. Thuốc giãn phế quản dạng hít có công dụng với những cơn co thắt phế quản, khò khè, khó thở, tức ngực. Thuốc có hiệu quả sau vài phút sử dụng. 
  • Thuốc giãn phế quản đường uống: Khi người bệnh có biểu hiện khó thở nặng, sử dụng thuốc dạng hít không có hiệu quả sẽ được chỉ định thuốc đường uống. Các thuốc thường được kê đơn là theophylin, salbutamol,... Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng trở nên trầm trọng.
  • Thuốc chống viêm, chống phù nề: Trong điều trị viêm phế quản mạn tính, thuốc thường được dùng là corticoid đường uống. Thông thường, mỗi đợt bệnh tái phát bác sĩ sẽ kê từ 5-7 ngày thuốc. Nếu tần suất tái phát nhiều với những triệu chứng nặng, bác sĩ sẽ kê liều dự trữ để người bệnh có thể dùng ngay.
  • Liệu pháp oxy: Liệu pháp này chỉ sử dụng đối với những trường hợp viêm phế quản mạn tính ở mức độ nặng, không đáp ứng với những phương pháp điều trị kể trên.

Bên cạnh đó, những thuốc như kháng sinh, hạ sốt, giảm ho, long đờm,... dùng trong điều trị viêm phế quản cấp cũng có thể được dùng trong trường hợp viêm phế quản mạn tính theo từng đợt.

Thuoc-xit-chua-Salbutamol-giup-giam-kho-tho-long-dom-do-viem-phe-quan

Thuốc xịt chứa Salbutamol giúp giảm khó thở, long đờm do viêm phế quản

Cách trị viêm phế quản tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc thì những cách trị viêm phế quản tại nhà cũng rất được quan tâm. Các phương pháp này giúp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh viêm phế quản. Cụ thể:

Thay đổi lối sống giảm viêm phế quản

  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, những nơi nhiều khói bụi,...
  • Duy trì thói quen sử dụng những biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, dụng cụ bảo hộ khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường hóa chất, bụi độc,..
  • Giữ ấm cơ thể, tránh môi trường ẩm. 
  • Thường xuyên tập luyện, thể thao khoa học.
  • Thực hiện các bài tập thở kiểm soát.​​​​​​​

Tap-luyen-thuong-xuyen-nang-cao-the-trang-phong-benh-viem-phe-quan

Tập luyện thường xuyên nâng cao thể trạng, phòng bệnh viêm phế quản

Người bị viêm phế quản nên ăn gì

Quan trọng không kém trong điều trị viêm phế quản giúp đạt hiệu quả cao, bạn cần quan tâm nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng. Những thực phẩm các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vào thực đơn khi bị viêm phế quản gồm:

  • Thực phẩm giàu protein, nhiều năng lượng: Các loại thịt trắng, đậu phụ, gạo, trứng,... có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể phục hồi nhanh, đẩy lùi tác nhân gây bệnh viêm phế quản. 
  • Rau xanh, hoa quả: Trong rau xanh, hoa quả chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất tốt cho sức đề kháng, hệ miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu ăn ít rau xanh, cơ thể dễ mắc và tái phát viêm phế quản hơn.
  • Trái cây giàu vitamin C:  Cam, chanh, bưởi cũng là những thực phẩm người bị viêm phế quản nên ăn. Trong các loại quả này chứa vitamin C có tác dụng sản sinh interferon giúp tăng cường miễn dịch. Tiêu diệt tác nhân gây viêm phế quản.

Thuc-pham-giau-Vitamin-C-giup-tang-san-mien-dich-tieu-diet-tac-nhan-gay-viem-phe-quan

Thực phẩm giàu Vitamin C giúp tăng sản miễn dịch, tiêu diệt tác nhân gây viêm phế quản

Bị viêm phế quản không nên ăn gì

Đối ngược với những thực phẩm giúp điều trị viêm phế quản thì có rất nhiều thực phẩm mà người bị viêm phế quản cần tránh xa. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ khỏi các bữa ăn:

  • Thực phẩm cay nóng, chua chát.
  • Thực phẩm quá mặn. 
  • Thực phẩm chứa lượng chất béo quá cao.
  • Đường tinh chế.
  • Đồ uống có gas.

Do-an-chien-ran-cay-lam-nang-hon-trieu-chung-cua-viem-phe-quan

Đồ ăn chiên rán, cay làm nặng hơn triệu chứng của viêm phế quản

Giảm viêm phế quản từ thảo dược

Viêm phế quản khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh viêm phế quản mạn tính thường kéo dài, người bệnh phải dùng thuốc thường xuyên gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Chính vì vậy rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, nhờ đó tìm ra thành phần  tự nhiên có tác dụng tốt với viêm phế quản, chống tái phát, đó là: Fibrolysin. Đây là thành phần được kết hợp giữa kẽm gluconate và MSM methylsulfonylmethane. Thành phần này đã được nghiên cứu với tác dụng ngăn chặn quá trình xơ hóa, tái cấu trúc đường thở ở những người mắc bệnh mạn tính.

Khi kết hợp Fibrolysin cũng các thảo dược quý khác như Xạ đen, xạ can, bán biên liên, nhũ hương,... sẽ tạo nên công thức giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm phổi như ho, ho có đờm, khó thở do viêm phế quản, viêm phổi hiệu quả. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh lựa chọn những sản phẩm chứa những thảo dược chứa thành phần Fibrolysin để phòng và điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính bạn nhé.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về những thuốc điều trị viêm phế quản, bạn đọc tham khảo nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào khác, bạn hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.