Triệu chứng của cảm lạnh, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

A- A+

Cảm lạnh là một trong những bệnh về đường hô hấp rất dễ mắc phải ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh do virus gây ra, tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt  và công việc thường ngày. Vậy triệu chứng của cảm lạnh là như thế nào, điều trị và phòng ngừa ra sao, cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Triệu chứng của cảm lạnh 

Cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm virus cấp tính, trong đó rhinovirus là tác nhân phổ biến, chiếm tới 50%. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 24-72 giờ, triệu chứng cảm lạnh bắt đầu xuất hiện. 

Cảm lạnh có các triệu chứng quen thuộc chủ yếu xảy ra ở mũi và cổ họng, mức độ nặng hay nhẹ tùy theo thể trạng mỗi người, cụ thể:

  •  Đau hoặc “ngứa rát” cổ họng, vòm họng đỏ, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.
  •  Người bệnh thấy nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Thời gian đầu dịch mũi thường trong và chảy nước, sau đó dần trở nên đặc hơn, thường có màu vàng hoặc màu xanh lá cây khi tiến triển thành viêm nhiễm.
  • Trong vài ngày đầu tiên nhiễm cảm lạnh, thường gặp triệu chứng ho khan và sau đó thường tiến triển (có thể xuất hiện dịch nhầy). Thời gian diễn ra ho có thể kéo dài từ 3 tuần trở lên.
  •  Ở một số người bệnh còn gặp sưng hạch bạch huyết hoặc cảm giác có áp lực trong tai. 

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa triệu chứng cảm lạnh và cúm, nhưng thật ra có sự khác biệt giữa hai bệnh này. Triệu chứng của cảm lạnh thường ít nghiêm trọng và không xuất hiện đột ngột như cảm cúm. 

Mặc dù bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày đến một tuần nhưng một số trường hợp diễn tiến nặng, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng. 

trieu-chung-cua-cam-lanh.jpg

Cảm lạnh là bệnh phổ biến, gặp ở các đối tượng khác nhau

Bị cảm lạnh, nên điều trị như nào

Cảm lạnh là một bệnh lý không quá phức tạp, do đó bạn có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Các phương pháp trị cảm lạnh chủ yếu tập trung cải thiện triệu chứng bệnh như:

  • Cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng hầu họng.
  • Bổ sung nước cho cơ thể, tối thiểu 2 lít/ngày, tránh mất nước. Bạn có thể uống nước chanh mật ong hoặc nước gừng, giữ ấm cổ họng, tăng tính chống viêm.
  • Nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe.
  • Vệ sinh mũi, miệng và hầu họng sạch sẽ, có thể dùng nước muối sinh lý

Ngoài ra, tùy vào mức độ bệnh mà có thể sử dụng một số thuốc để giảm nhẹ triệu chứng bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau loại acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp giảm sốt và giảm đau họng. (Lưu ý không dùng acetaminophen cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi, không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi).
  • Thuốc co mạch mũi để giúp làm giảm tắc nghẽn mũi.
  • Thuốc chống sung huyết mũi dùng tại chỗ (chỉ sử dụng khi có dấu hiệu sung huyết, không nên dùng quá 3-5 ngày trong 1 đợt điều trị).
  • Đối với trẻ em có thể sử dụng các loại thuốc dạng cốm hoặc siro ho. 

Bên cạnh đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm dạng xịt mũi họng, giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng mũi họng. 

Nổi bật hơn cả trên thị trường hiện nay là sản phẩm xịt mũi họng chứa thành phần Hinokitiol từ cây tuyết tùng đỏ. Chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ Bắc Mỹ đã được các nhà khoa học nghiên cứu có tác dụng rất tốt.

trieu-chung-cua-cam-lanh-1.jpg

Cần lưu ý điều trị khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh

Cách phòng ngừa cảm lạnh

Theo thống kê, trung bình người lớn khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh từ 2-3 lần mỗi năm, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp cảm lạnh thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện rất thuận lợi để virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể.

Do vậy, bạn không nên chủ quan mà cần có các biện pháp phòng ngừa như:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước. Có thể sử dụng nước rửa tay khô.
  • Khử trùng vật dụng và không gian trong nhà: những khu vực tiếp xúc nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe như nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, đặc biệt khu vực vui chơi của trẻ nhỏ.
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt người đang bị cảm lạnh hoặc có nguy cơ bị cảm lạnh.
  • Nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình: bữa ăn lành mạnh, khoa học cùng chế độ tập luyện thể thao đều đặn sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa mắc cảm lạnh.

trieu-chung-cua-cam-lanh-2.jpg

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh, nâng cao sức khỏe

Ngoài các biện pháp phòng ngừa trên, những người có nguy cơ mắc cảm lạnh cao hơn như người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ hay người cao tuổi cần lưu ý những triệu chứng của cảm lạnh để điều trị sớm. Mọi thắc mắc về bệnh đường hô hấp, quý độc giả vui lòng để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.