Trẻ bị viêm họng tái đi tái lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tinh thần của trẻ nhỏ. Để chặn đứng tình trạng viêm họng tái phát ở trẻ nhỏ, mẹ đừng bỏ qua thông tin trong bài viết sau.
Tại sao trẻ bị viêm họng tái đi tái lại?
Trẻ bị viêm họng tái lại có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới những nguyên nhân như:
- Điều trị chưa dứt điểm đợt viêm họng cấp: Do tâm lý chủ quan khi mẹ điều trị cho con thấy triệu chứng đã thuyên giảm. Dừng cho trẻ dùng thuốc khi bệnh chưa dứt điểm, khiến tình trạng viêm họng tái phát nhiều lần trở thành bệnh mạn tính.
- Yếu tố dị ứng: Khi trẻ có cơ địa dị ứng, việc tiếp xúc với những chất gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật,... cũng là lý do khiến viêm họng tái lại thường xuyên.
- Bệnh lý về tiêu hóa: Những bệnh lý liên quan tới trào ngược dạ dày hay bất kỳ bệnh lý nào liên quan tới kích ứng niêm mạc thực quản đều có thể gây viêm họng.
- Lây nhiễm: Một nguyên nhân dễ khiến viêm họng tái phát, đó là do trẻ thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt với những người có bệnh nhiễm khuẩn, dẫn tới tình trạng lây nhiễm chéo từ người này sang người khác.
- Hệ miễn dịch yếu: Khi hệ miễn dịch yếu làm quá trình điều trị tiến triển chậm hơn. Hơn nữa, hệ miễn dịch yếu còn khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh hơn.
- Thói quen sinh hoạt: Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất trong môi trường như khói thuốc lá, khói xe,... Thói quen cho trẻ tắm khuya, đi ra ngoài mà không giữ ấm cẩn thận. Phòng ngủ có độ ẩm cao làm cơ thể trẻ dễ nhiễm lạnh gây nên bệnh viêm họng tái phát.
Dị ứng có thể là nguyên nhân khiến viêm họng tái phát
Điều trị khi trẻ bị viêm họng tái phát
Viêm họng tái đi tái lại khiến trẻ cũng như phụ huynh mệt mỏi và lo lắng. Dưới đây là những biện pháp giúp điều trị viêm họng cha mẹ có thể áp dụng.
Thuốc chữa viêm họng
Thuốc chữa viêm họng cho trẻ cần dựa vào triệu chứng mà con gặp phải. Các thuốc cần được chỉ định từ bác sĩ thăm khám trực tiếp cho bé. Thông thường các thuốc được bác sĩ hoặc dược sĩ kê cho bé bao gồm:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol hoặc Ibuprofen là hai loại thuốc giảm đau, hạ sốt thường được sử dụng để giảm các triệu chứng đau đầu, đau họng, sốt cao. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi sốt từ 38.5 độ.
- Kháng sinh: Nếu viêm họng là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh không hiệu quả đối với các trường hợp viêm họng do virus gây ra.
- Thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm non-steroid như naproxen và ibuprofen thường được dùng để giảm đau và sưng tấy. Tuy nhiên, các thuốc chống viêm vừa có tác dụng giảm viêm vừa có tác dụng hạ sốt, nên mẹ lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng cho trẻ.
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc có tác dụng giảm ngứa ngọng, giảm ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi do kích ứng, dị ứng gây viêm họng.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Thuốc giảm ho như dextromethorphan và guaifenesin có thể giúp giảm các triệu chứng ho, đờm liên quan đến viêm họng.
Thuốc tây giúp giảm triệu chứng viêm họng
Thảo dược trị viêm họng
Một số thảo dược dưới đây sẽ giúp giảm triệu chứng của viêm họng nhanh hơn:
Kinh giới: Thành phần chính của kinh giới là tinh dầu với các hoạt chất chính bao gồm thymol, carvacrol, p-cymene tính kháng khuẩn và giảm viêm, giúp làm dịu các triệu chứng ho, đau họng và sốt. Mẹ có thể sử dụng lá kinh giới tươi hoặc khô để pha trà hoặc súp cho trẻ uống.
Lá ngải cứu: Ngải cứu có tính chất giảm đau và giảm viêm nhờ hoạt chất chamazulene, bisabolol và flavonoid. Mẹ có thể dùng lá ngải cứu khô hoặc tươi chế biến làm món ăn hoặc cho trẻ uống như nước trà để làm dịu các triệu chứng ho, đau họng và sổ mũi rất hiệu quả.
Hoa cúc: Trong hoa cúc chứa chamazulene, matricin, bisabolol và flavonoid là những thành phần giảm đau, làm dịu niêm mạc họng rất tốt. Hoa cúc được sử dụng làm phổ biến làm trà để giúp giảm đau họng, giảm ho và ngủ ngon hơn.
Hạt sen: Chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như flavonoid, saponin, axit béo và các chất chống oxy hóa. Trong đó, flavonoid là thành phần chính có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hạt sen có tác dụng làm giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ hệ miễn dịch. Nên khi mẹ chế biến hạt sen thành các món chè, súp cho trẻ khi bị viêm họng sẽ giúp phục hồi nhanh hơn.
Trà hoa cúc giúp dịu niêm mạc họng, giảm đau
Giảm viêm họng nhờ lợi khuẩn
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của y học, có rất nhiều phương pháp mới được ứng dụng cho kết quả ngoài sự mong đợi của giới chuyên môn và người dùng. Trong đó phải kể tới ứng dụng của sử dụng lợi khuẩn hô hấp vào hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp nói chung và viêm họng ở trẻ.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, khi vi khuẩn có lợi đưa vào niêm mạc nhầy đường hô hấp giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, còn giúp tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp từ đó giảm triệu chứng của bệnh nhanh hơn, tần suất ít hơn, tăng khả năng phòng bệnh tái phát.
Cách phòng ngừa viêm họng
Bên cạnh các biện pháp điều trị viêm họng cho trẻ, cách phòng ngừa viêm họng dưới đây cũng rất cần được ba mẹ lưu tâm thực hiện để giúp bệnh không bị tái phát.
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh: Viêm họng thường là do lây nhiễm từ người khác. Do đó, cả bố mẹ và trẻ nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh, đặc biệt là trong mùa dịch.
- Rửa tay thường xuyên: Vi khuẩn và virus gây ra viêm họng có thể lây lan thông qua việc chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt. Vì vậy, bố mẹ nên dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với những người khác.
- Tránh khói thuốc: Khói thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc họng và làm tăng nguy cơ mắc viêm họng. Bố mẹ cần đảm bảo không hút thuốc trong nhà và tránh các nơi có khói thuốc nhiều.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Hệ miễn dịch của trẻ sẽ được củng cố khi trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ các loại thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ để có sức đề kháng tốt.
- Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên sẽ nâng cao thể trạng, miễn dịch của trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường sức khỏe.
- Giữ ấm cơ thể: Khi trẻ bị lạnh, cơ thể sẽ suy yếu và dễ bị bệnh. Do đó, bố mẹ cần giữ cho trẻ ấm áp bằng cách mặc đồ ấm và giữ cho phòng của trẻ có nhiệt độ thích hợp.
Hoạt động ngoài trời giúp nâng cao thể trạng, phòng viêm họng
>>> Xem thêm: Viêm họng mủ ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Bài viết đã chia sẻ đầy đủ các thông tin cần phải làm gì khi trẻ bị viêm họng tái đi tái lại. Trong quá trình chăm sóc cũng như điều trị viêm họng cho trẻ nếu có băn khoăn, mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở bình luận bên dưới để được chuyên gia giải đáp.