Viêm họng mủ ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

A- A+

Viêm họng mủ ở trẻ em là một biến thể của bệnh viêm họng. Bệnh lý này tiềm ẩn nguy cơ biến chứng khó lường nếu không điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh nhận biết sớm dấu hiệu và có cách điều trị bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu viêm họng mủ ở trẻ em

Viêm họng mủ thường xuất hiện nhiều biểu hiện khác nhau tùy lứa tuổi và cơ địa của trẻ. Nhìn chung bệnh sẽ xuất hiện với những dấu hiệu điển hình như:

-Họng sưng tấy: Khi virus, vi khuẩn tấn công mãnh liệt vào họng sẽ xuất hiện các nốt sưng tấy đỏ, ổ mủ trong họng. Điều này bạn có thể quan sát bằng mắt thường.

- Đau rát họng: Trẻ thường kêu đau rát, khó nuốt. Mẹ có thể nhận thấy con ăn kém hơn, bỏ bữa.Với trẻ nhỏ, con thường khóc khi ăn.

-  Sốt: Đây cũng là biểu hiện điển hình của viêm họng mủ. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy theo thể trạng từng bé.

- Ho: Trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Nếu ho có đờm thì đờm thường màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi.

- Hôi miệng: Dịch mủ trong họng sẽ khiến hơi thở trẻ nặng mùi hơn.

- Ngoài ra, trẻ có thể gặp những dấu hiệu viêm họng khác như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, không tập trung, bỏ ăn, bỏ chơi,....

dau-hong-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-viem-hong-mu

Đau họng là dấu hiệu điển hình của viêm họng mủ

Viêm họng mủ ở trẻ em có nguy hiểm không

Viêm họng mủ là bệnh lý có diễn biến phức tạp, bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

- Biến chứng tại chỗ: Nhiễm trùng có thể xâm lấn sâu vào vùng hầu họng và vùng lân cận, gây áp xe họng, áp xe amidan. Tình trạng này khiến trẻ đau nhức, mệt mỏi, khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng.

- Biến chứng gần: Tai, mũi, họng có mối liên quan mật thiết với nhau. Nên khi viêm họng thì 2 bộ phận còn lại sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Viêm họng mủ kéo dài tác động xấu tới tai và mũi, gây ra bệnh lý như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi,...

- Biến chứng toàn thân: Cơ thể là một thể thống nhất nên khi họng bị nhiễm trùng thì không chỉ dừng lại ở họng mà các cơ quan khác cũng có thể ảnh hưởng như nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận, viêm khớp,... khiến sức khỏe bé bị đe dọa.

Điều trị viêm họng mủ ở trẻ em

Tùy vào thể trạng của trẻ, diễn biến cũng như nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp điều trị hiệu quả.

Dùng thuốc điều trị viêm họng mủ ở trẻ

Theo thống kê, nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng mủ chủ yếu do liên cầu khuẩn. Khi con đi khám bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Cha mẹ lưu ý dùng kháng sinh đủ liều, đủ số ngày.

Các thuốc giảm triệu chứng khác sẽ được bác sĩ chỉ định thêm nếu trẻ có triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau họng,... 

Cách chữa viêm họng mủ trắng tại nhà

Một số bài thuốc dân gian mẹ tham khảo áp dụng tại nhà cho con như:

Lá xương sông hấp mật ong

Mẹ lấy 1 nắm lá xương sông về rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm khoảng 2-3 thìa mật ong, trộn đều hỗn hợp. Sau đó, mang hỗn hợp đi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Mẹ loại bỏ bã lấy phần nước, cho trẻ uống 1 thìa cà phê ngày 2 lần. Sử dụng một thời gian mẹ sẽ thấy con bớt đau họng, ho đờm hơn.

Lưu ý: Đối với các bài thuốc có sử dụng mật ong mẹ không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi mà hãy thay bằng đường phèn.

la-xuong-song-ket-hop-mat-ong-la-bai-thuoc-dan-gian-tri-viem-hong-mu-hieu-qua

Lá xương sống kết hợp mật ong là bài thuốc dân gian trị viêm họng mủ hiệu quả

Lá hẹ hấp đường phèn

Hẹ có đặc tính kháng sinh tự nhiên, giải độc, tiêu đờm rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm họng ở trẻ.

Cách thực hiện: Mẹ lấy khoảng 1 nắm lá hẹ, đem rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo, cho thêm ít đường phèn rồi đem hỗn hợp đi hấp cách thủy cho tới khi lá hẹ nhừ. Cuối cùng mẹ chắt lấy phần nước cho bé uống 2-3 thìa cà phê nhỏ. Sau 2-3 ngày, các triệu chứng đau rát họng của con sẽ giảm dần.

Củ cải trắng giúp giảm viêm họng mưng mủ ở trẻ.

Trong dân gian, củ cải trắng là vị thuốc hàng đầu trong điều trị các bệnh đường hô hấp như đau họng, ho, có mủ ở họng, long đờm nhờ vị cay, mát.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 củ cải trắng, gừng 1 nhánh, mật ong hoặc đường phèn.

Củ cải tươi, rửa sạch, gọt vỏ, mẹ mang đi xay lấy phần nước, gừng thái chỉ. Bước tiếp theo, cho gừng vào phần nước củ cải, đun cách thủy hỗn hợp này trong khoảng 10 phút. Cho thêm mật ong, đun tiếp 30 phút rồi tắt bếp. Để nguội, bảo quản vào lọ thủy tinh kín để trẻ dùng lâu dài. Mỗi lần mẹ cho con dùng 1-2 thìa cà phê nhỏ để có hiệu quả tốt nhất.

cu-cai-trang-la-vi-thuoc-dan-gian-duoc-su-dung-nhieu-trong-dieu-tri-viem-hong-mu

Củ cải trắng là vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong điều trị viêm họng mủ

Song song với việc sử dụng những bài thuốc từ thảo dược, bổ sung thêm lợi khuẩn hô hấp cũng là biện pháp chuyên gia đánh giá cao và nhiều phụ huynh đã tin dùng cho con.

Lợi khuẩn hô hấp giúp tạo lớp hàng rào phòng vệ tự nhiên ngăn chặn tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm mốc, virus ngay từ cửa ngõ để chúng không có cơ hội gây bệnh tại đường hô hấp nói chung và vòm họng nói riêng.

Đối với những tác nhân gây bệnh đã xâm nhập vào cơ thể, kháng thể IgA do lợi khuẩn sinh ra sẽ giúp bất hoạt tác nhân gây bệnh. Đồng thời, ức chế sự sinh sản và trung hòa độc tính chúng tiết ra. Nhờ đó, lợi khuẩn hô hấp giúp tổn thương ở họng nhanh lành. 

Bên cạnh đó, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, giúp hoàn thiện và làm vững chắc hơn hệ miễn dịch ở trẻ vậy nên có vai trò tốt trong việc phòng bệnh viêm họng mủ tái phát

Chăm sóc khi trẻ bị viêm họng mủ

Khi con bị viêm họng mủ mẹ tham khảo những cách chăm sóc con sau:

- Nhắc trẻ đánh răng hằng ngày, súc miệng nước muối sinh lý để bảo vệ vùng miệng họng. 

- Không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị các bệnh nhiễm trùng.

- Tránh xa những nơi có khói thuốc lá, bụi bẩn, ô nhiễm không khí, tốt nhất nên mang theo khẩu trang khi ra ngoài. 

- Giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách mặc ấm, duy trì độ ẩm không khí, nhiệt độ phòng ngủ phù hợp. Không tắm khuya hay cho trẻ ra ngoài chơi khi quá khuya khiến cơ thể con nhiễm lạnh.

- Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng.

- Nấu nhiều món ngon cho trẻ ưu tiên kết cấu mềm, dễ nuốt, lựa chọn thực phẩm đa dạng, cân bằng dinh dưỡng đầy đủ, rau củ quả, cá, thịt, hải sản,...

- Uống đúng chất lỏng có thể giúp con giảm ngứa họng, đau rát, ngứa họng. Thêm vào đó chúng giúp cung cấp thêm năng lượng và có thể kích thích vị giác của trẻ như nước chanh ấm mật ong, trà gừng, trà hoa cúc, bạc hà,...

- Không cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, thực phẩm cay, cứng, khô sẽ khiến niêm mạc họng của trẻ dễ mất nước và tổn thương.

cho-tre-nghi-ngoi-day-du-ngu-du-giac-giup-co-the-nhanh-phuc-hoi-khi-tre-bi-viem-hong-mu

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc giúp cơ thể nhanh phục hồi khi trẻ bị viêm họng mủ

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ có thông tin chính xác nhận biết được sớm bệnh viêm họng mủ ở trẻ và có cách điều trị cũng như chăm sóc trẻ phù hợp. hãy để lại bình luận khi có thêm câu hỏi nào cần được chuyên gia giải đáp nhé.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.