Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, phải làm sao?

A- A+

Không ít cha mẹ hoang mang, lo lắng khi con bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Thực tế đây là tình trạng rất thường gặp ở trẻ em, Khi con bị nghẹt mũi không chảy nước mũi phải làm sao? Mẹ xem ngay bài viết để bỏ túi cách xử lý kịp thời.

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi là bị gì?

Nghẹt mũi là tình trạng xảy ra khi niêm mạc mũi bị sưng lên do các mạch máu tại mũi bị viêm. Điều này khiến dịch nhầy không thể thoát ra ngoài. Mặt khác, dịch nhầy tích tụ nhiều, đặc cứng không thoát ra ngoài cũng là nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Trong trường hợp này, trẻ nhỏ sẽ khó thở, khó ngủ, quấy khóc nhiều…

Có một số bệnh lý khiến trẻ gặp tình trạng nghẹt mũi không chảy nước mũi như:

  • Cảm lạnh, cảm cúm: Khi bị virus tấn công, cơ thể bé sẽ phản ứng khiến khiến viêm mũi, sưng, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi. Những trường hợp, sưng phù nề lớn, hoặc dịch tích tụ nhiều, đông đặc sẽ gây nên tình trạng nghẹt mũi không có nước mũi.
  • Viêm mũi dị ứng: Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với những tác nhân vô hại như: phấn hoa, lông thú cưng, mạt nhà, bụi,... Hệ miễn dịch “lầm tưởng” đây là những chất gây hại cho cơ thể gây phản ứng viêm chống lại như sưng, phù nề niêm mạc mũi dẫn tới nghẹt mũi, ngứa mũi,...
  • Chứng nghẹt mũi sơ sinh: Gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Một phần nguyên nhân do khi chào đời, trẻ không được lấy sạch chất nhầy trong mũi bé nên gây tình trạng nghẹt mũi không có nước mũi.
  • Cấu trúc mũi bất thường: Lệch vách ngăn bẩm sinh, chấn thương gây nghẹt mũi không chảy nước mũi ở trẻ. Tình trạng thường xuất hiện các triệu chứng đi kèm như chảy máu mũi, khó thở, ngưng thở khi ngủ,...

cam-cum-cam-lanh-la-nguyen-nhan-khien-tre-nghet-mui-khong-chay-nuoc-mui

Cảm cúm, cảm lạnh là nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi không chảy nước mũi

>>>Xem thêm: Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài có chữa được không?

Cách trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Nghẹt mũi không có nước mũi gây khó chịu, phiền toái cho bé và cả mẹ. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể áp dụng theo các cách sau:

Sử dụng thuốc giảm nghẹt mũi

Những loại thuốc giảm nghẹt mũi thường được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ như:

  • Thuốc sát khuẩn: Các thuốc chứa thành phần AgNO3 (bạc nitrat) được sử dụng nhiều cho trẻ sơ sinh.
  • Thuốc co mạch: Như oxymetazolin có tác dụng làm co mạch máu tại chỗ, giảm phù nề niêm mạch mũi. 
  • Thuốc xịt thông mũi kháng viêm: Thường chứa hoạt chất corticoid dùng khi bé gặp tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọn

*** Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ mà phải có chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

su-dung-thuoc-xit-mui-cho-be-giup-duong-tho-thong-thoang-giam-nghet-mui

Sử dụng thuốc xịt mũi cho bé giúp đường thở thông thoáng, giảm nghẹt mũi

Thảo dược trị nghẹt mũi ở trẻ

Những thảo dược dưới đây sẽ giúp con giảm nghẹt mũi nhanh hơn.

  • Tỏi: Tỏi chứa hàm lượng allicin là hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm. Đồng thời giúp tăng đề kháng nhờ các vitamin có trong tỏi như vitamin A, B,C,... Trị nghẹt mũi cho bé hiệu quả. Mẹ sử dụng tỏi ngâm mật ong, tỏi hấp đường phèn,... đều mang tới hiệu quả tốt.
  • Lá tía tô: Hai hoạt chất luteolin và axit dayic được tìm thấy trong lá tía tô đã được chứng minh có tác dụng chống viêm hiệu quả. Không chỉ vậy, tía tô chứa nhiều tinh dầu, tính ấm. Giúp mũi thông thoáng, giảm sưng phù nề, giúp bé ngủ ngon, giảm nghẹt mũi. Mẹ cho con uống trà gừng hoặc nấu cháo tía tô cho bé.
  • Gừng: Theo đông y, gừng giúp lưu thông máu, làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng tự nhiên của bé. Để giảm nghẹt mũi cho bé mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng, dùng gừng tắm cho trẻ,...

cho-tre-uong-tra-gung-giup-giam-nghet-mui-nhanh-hon

Cho trẻ uống trà gừng giúp giảm nghẹt mũi nhanh hơn

Chăm sóc trẻ khi trẻ bị nghẹt mũi

Bên cạnh việc dùng thuốc, dùng thảo dược cho bé, chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp trị nghẹt mũi nhanh hơn.

  • Làm sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý: Sử dụng nước  muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy, sát khuẩn, diệt khuẩn, virus giảm sưng niêm mạc mũi nhanh chóng. Từ đó giúp bé dễ thở hơn.
  • Tắm nước cho trẻ bằng nước ấm: Tắm nước ấm giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho bé, đồng thời tác dụng giãn nở mạch máu của nước ấm sẽ giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn. Từ đó giảm nhanh tình trạng sưng, viêm. Để hiệu quả “nhân đôi” bạn có thể sử dụng thêm vài giọt tinh dầu vào nước tắm cho bé như tinh dầu tràm, khuynh diệp,...
  • Để trẻ  tránh xa những chất gây kích ứng mũi:  Cho tránh xa những “thủ phạm” gây viêm mũi dị ứng, viêm mũi khiến bé nghẹt mũi như: khói thuốc lá, phấn hoa, bụi, khói xăng,...
  • Xông mũi: Nhờ sự khuếch tán của hơi nước nóng mang theo tinh dầu, tinh chất tới niêm mạc đường hô hấp, mũi bé. Từ đó giúp đường thở thông thoáng, bé dễ thở, thoải mái hơn. Khi xông hơi mẹ lưu ý, giữ khoảng cách giữa bé và nước để bé không bị bỏng.

ve-sinh-mui-sach-mui-cho-be-bang-nuoc-muoi-la-cach-cham-soc-tot-khi-tre-bi-nghet-mui

Vệ sinh mũi sạch mũi cho bé bằng nước muối là cách chăm sóc tốt khi trẻ bị nghẹt mũi

Một trong những biện pháp chăm sóc bé khi bị nghẹt mũi không chảy nước mũi khác được các chuyên gia đánh đánh giá cao và khuyên mẹ nên sử dụng cho bé khi nghẹt mũi đó là sử dụng lợi khuẩn hô hấp.

Vai trò của lợi khuẩn hô hấp không đơn thuần chỉ là giúp cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn trong cơ thể giúp cơ thể bé khỏe mạnh như chúng ta đã biết trước nay. Mà lợi khuẩn hô hấp còn giúp tạo hàng rào miễn dịch tự nhiên giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus tác nhân gây bệnh khiến bé nghẹt mũi. Đồng thời, khi được đưa tới những vị trí như niêm mạc nhầy tại mũi, chúng sẽ kích thích sản sinh kháng thể IgA làm bất hoạt, trung hòa độc tính của vi khuẩn, virus, tống chúng ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm sưng, viêm niêm mạc mũi nhanh chóng,  đường thở thông thoáng, bé dễ thở hơn, hết nghẹt mũi nhanh hơn.

>>>Xem thêm: Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ nhanh chóng ngay tại nhà

Trên đây là những thông tin về nghẹt mũi không có nước mũi và những giải pháp giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Nếu mẹ có câu hỏi cần chuyên gia giải đáp hãy để lại bình luận bên dưới.

 

 

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.