6 điều cần biết về viêm mũi dị ứng ở trẻ em

A- A+

Không ít phụ huynh lo lắng vì viêm mũi dị ứng ở trẻ em khó trị dứt điểm, dễ tái phát với những triệu chứng gây khó chịu cho bé. Dưới đây là 7 điều cha mẹ cần biết  để chủ động phòng ngừa và cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng cho bé một cách hiệu quả nhất.

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là một dạng của viêm mũi ở trẻ, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với một yếu tố gây dị ứng trong không khí. Đây là một bệnh tự phát, không lây nhiễm và do các tác nhân dị ứng bên ngoài môi trường gây ra. Chẳng hạn như: phấn hoa, nấm mốc, bụi, vảy da, lông động vật,...

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể trẻ sẽ giải phóng ra histamin - một chất hoá học giúp chống lại các yếu tố gây hại. Từ đó, gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng với những triệu chứng đặc trưng. Các chất dị ứng thường gây viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Phấn hoa.
  • Mạt bụi
  • Da động vật 
  • Lông động vật
  • Nước bọt mèo
  • Bụi, nấm mốc,...
  • Mỹ phẩm, hoá chất, chất tẩy rửa,...

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ em tiếp xúc với các chất gây dị ứng và khá giống với cảm lạnh, bao gồm: ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp những triệu chứng khác như:

  • Nghẹt mũi, ho khan.
  • Đau hoặc ngứa cổ họng. 
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Đau đầu, mệt mỏi. 
  • Các triệu chứng của chàm như da khô, bong tróc, ngứa,...

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ khá giống với các triệu chứng của các bệnh hô hấp thông thường

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ khá giống với các triệu chứng của các bệnh hô hấp thông thường

Hầu hết trẻ bị viêm mũi dị ứng đều có triệu chứng nhẹ, dễ dàng điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một vài trường hợp kéo dài dai dẳng, nghiêm trọng khiến bé khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và các điều trị đúng để cải thiện bệnh cho bé một cách tốt nhất.

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Bởi lẽ chúng ta không thể nào loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây dị ứng. May mắn là các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ có thể dễ dàng điều trị và kiểm soát. 

Cách trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em 

Đầu tiên, nếu nghi ngờ trẻ bị viêm mũi dị ứng, bạn nên đưa trẻ đi khám tai mũi họng để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Tuyệt đối không được tuỳ ý cho trẻ sử dụng thuốc.

Để điều trị viêm mũi dị ứng, mục tiêu là giảm các triệu chứng và sử dụng các thuốc ít tác dụng phụ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Có hai dạng thuốc thường được dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng cho trẻ là thuốc dùng tại chỗ (dạng nhỏ/xịt) và thuốc uống. 

Nhóm thuốc uống

Nhóm thuốc kháng histamin H1 thường được ưu tiên sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Chẳng hạn như loratadin, clorpheniramin, cetirizin,... giúp cải thiện các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt. Nhóm thuốc này khá an toàn, tác dụng phụ chủ yếu là gây buồn ngủ sau khi sử dụng. 

Nhóm thuốc dùng tại chỗ

Thuốc xịt hay nhỏ  mũi thường dùng để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Thuốc xịt hay nhỏ  mũi thường dùng để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, khi bị viêm mũi dị ứng, các thuốc dùng tại chỗ để điều trị bao gồm:

  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9% (xịt/nhỏ mũi): an toàn và lành tính, giúp làm sạch mũi, thông thoáng mũi, giảm nghẹt mũi. 
  • Thuốc co mạch (Oxymetazolin): Dùng để thông mũi rất tốt nhưng cần cẩn thận khi sử dụng cho trẻ vì có nhiều tác dụng phụ.

Viêm mũi dị ứng rất khó điều trị dứt điểm, trong khi đó việc dùng thuốc chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mà không tác động đến nguyên nhân gốc rễ. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh, bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bởi hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ mắc bệnh hô hấp và thường xuyên tái phát bệnh. 

Các bậc phụ huynh có thể cân nhắc bổ sung các sản phẩm có thành phần lợi khuẩn đường hô hấp đã được chứng minh an toàn và hiệu quả tốt với đường hô hấp cho trẻ sử dụng (Bacillus subtilis, Bacillus clausii). Cụ thể, lợi khuẩn đường hô hấp sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp trước những tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn), phục hồi niêm mạc mũi và phòng ngừa nguy cơ bị viêm đường hô hấp dưới một cách hiệu quả.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ viêm mũi dị ứng

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bậc phụ huynh cũng cần lưu ý có cách chăm sóc phù hợp. Bao gồm:

  • Rửa mũi cho trẻ thường xuyên, nhất là khi trẻ vừa di chuyển ra ngoài về nhà. 
  • Giữ độ ẩm không khí trong phòng phù hợp, giữ môi trường thoáng mát, trong sạch.
  • Dưỡng ẩm cho vùng da dưới mũi, lau chùi nhẹ nhàng để tránh trầy xước, tổn thương vùng da dưới mũi. 
  • Không nên nuôi chó mèo, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật, phấn hoa, khói thuốc.
  • Vệ sinh chăn, gối, thảm, rèm, vải bọc đệm, ghế thường xuyên. 
  • Sử dụng nước ấm để tắm cho bé.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm, ngủ đủ giấc.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu và nắm được cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị viêm mũi dị ứng.

Đặng Huyền

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.