Cảm lạnh và cảm cúm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến do các loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng bệnh như hắt hơi, chảy nước mũi… khá giống nhau nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Vậy phân biệt cảm lạnh và cảm cúm như thế nào? Điều trị ra sao?
Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh đường hô hấp phổ biến do các loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng bệnh tương tự nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh và một số triệu chứng điển hình.
Theo thống kê, khoảng hơn 200 loại virus khác nhau có thể xâm nhập vào cơ thể, phát triển sinh sôi và gây ra bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, virus gây ra cảm lạnh thường gặp nhất là Rhinovirus.
Cảm lạnh thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển lạnh. Đây là thời gian trong năm có điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Bệnh cảm cúm thường gây ra bởi các virus nhóm A, B hay C, và đặc biệt phổ biến là virus nhóm A và B. Cúm A, cúm B dễ lây lan thành dịch, phổ biến trong khoảng thời gian giao mùa hè thu và đạt đỉnh điểm trong mùa đông.
>>> Xem thêm: Cảm cúm và cảm lạnh: Những dấu hiệu giống và khác cần lưu ý
Triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh khá giống nhau khiến không ít người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh.
- Các triệu chứng cảm lạnh thường gặp như ho, hắt xì, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi nhưng nhẹ hơn.
- Còn nếu bạn mắc cảm cúm, những dấu hiệu có phần rõ ràng và thường nặng hơn như: đau đầu, cổ họng bị khô và rát, sốt, cơ thể mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, nghẹt mũi và sổ mũi… trẻ em có thể buồn nôn, nôn…
Tuy các triệu chứng có phần giống nhau nhưng cảm cúm có phần nặng hơn cảm lạnh rất nhiều và dễ dẫn đến các biến chứng, thậm chí tử vong nếu không được được điều trị kịp thời.
Phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh
Về cơ bản, điều trị cảm cúm và cảm lạnh có phần giống nhau, bao gồm nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp uống thuốc giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ biến chứng. Cụ thể:
Người bệnh cảm cúm cần uống nhiều nước ấm, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn giúp kiểm soát các triệu chứng cảm cúm. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ em vì có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng reye gây sưng tấy gan và não.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống virus như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza), hoặc peramivir (Rapivab) để chữa cảm cúm. Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
>>> Xem thêm: 5 cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh nhất, an toàn nhất
Khi cảm lạnh, bạn hãy nhớ uống nhiều nước ấm, bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C. Bạn có thể sử dụng một số nhóm thuốc như kháng histamin, acetaminophen, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để giảm nghẹt mũi, đau nhức và các triệu chứng cảm lạnh khác.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp những tình trạng sau:
- Bị sốt cao và sốt không giảm.
- Ho dai dẳng, đau rát họng kéo dài.
Dùng thuốc điều trị giúp giảm triệu chứng cảm lạnh
Một số phương pháp có thể giúp ngăn ngừa bệnh cảm cúm và cảm lạnh, bao gồm:
- Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm hàng năm.
- Để ngừa lây bệnh, cần tránh xa người bị bệnh cúm hoặc cảm lạnh. Bạn cũng không nên dùng chung dụng cụ hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào khác như bàn chải đánh răng hoặc khăn tắm.
- Ăn nhiều tỏi, gừng để giúp giữ ấm cơ thể.
- Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng nước rửa tay khô uy tín trên thị trường. Bạn cũng tránh chạm tay vào mũi, mắt và miệng.
- Lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng trong việc giúp tăng cường miễn dịch cơ thể. Bạn hãy ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây, rau quả, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng.
- Giữ thói quen vệ sinh mũi họng hàng ngày, bằng cách sử dụng nước muối sinh lý, kết hợp sử dụng xịt mũi họng nguồn gốc tự nhiên. Điển hình như sản phẩm Xịt mũi họng chứa thành phần chính Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, từ đó tăng cường miễn dịch, đồng thời có hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn mạnh. Sử dụng sản phẩm Xịt mũi họng chứa Hinokitiol hàng ngày giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị viêm đường hô hấp do virus hiệu quả và an toàn.
Cây tuyết tùng đỏ giàu hoạt chất Hinokitiol có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh
Trên đây là thông tin cần thiết để bạn có thể phân biệt được cảm lạnh và cảm cúm. Hãy duy trì thói quen sinh hoạt phù hợp và sử dụng sản phẩm Xịt mũi họng chứa thành phần chính Hinokitiol để phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh hiệu quả, an toàn bạn nhé!