Dấu hiệu viêm dây thanh quản và cách điều trị hiệu quả nhất

A- A+

Viêm dây thanh quản là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà mọi người có thể gặp phải. Việc nhận biết và điều trị sớm viêm dây thanh quản giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu viêm dây thanh quản và cách điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra viêm dây thanh quản

Viêm dây thanh quản có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do virus hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, các tác nhân khác cũng ảnh hưởng đến thanh quản như:

  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc các yếu tố kích thích từ môi trường như khói thuốc, bụi, hóa chất, khí độc...
  • Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc...
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động.
  • Người có tiền sử các bệnh như: Dạ dày, viêm họng, viêm xoang, viêm nha chu và các bệnh lý về tim mạch.
  • Thường xuyên sử dụng máy điều hòa không khí trong môi trường khô hanh, lạnh hoặc nóng ẩm.

Ngoài ra, viêm dây thanh quản còn gặp ở những người sử dụng giọng nói thường xuyên, nói quá mức trong thời gian dài như giáo viên, người bán hàng, ca sĩ, phát thanh viên…

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm thanh quản là do virus 

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm thanh quản là do virus 

Xem thêm: Viêm thanh quản trẻ em - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đúng

Dấu hiệu viêm dây thanh quản

Viêm dây thanh quản là một bệnh đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, đau họng, mệt mỏi, đôi khi khó ngủ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm dây thanh quản có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp. Dưới đây là các dấu hiệu cụ thể của viêm dây thanh quản:

  • Ho khan và khó chịu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm dây thanh quản. Ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Khàn giọng, nói hụt hơi: Khi niêm mạc thanh quản bị tổn thương, giọng nói sẽ trở nên khàn, thậm chí là hụt hơi hoặc mất tiếng.
  • Đau họng: Đau họng có thể xảy ra do viêm, khô họng hoặc nhiễm trùng.
  • Khó thở: Khó thở là một triệu chứng nguy hiểm của viêm dây thanh quản. Khi có các triệu chứng như khó thở, thở nhanh hoặc thở gấp, cần theo dõi và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Sốt: Sốt thường là dấu hiệu của viêm dây thanh quản có nhiễm trùng hoặc bị bội nhiễm. Dấu hiệu này thường xảy ra trong trường hợp viêm dây thanh quản nặng.
  • Mệt mỏi: Khi bị viêm dây thanh quản, người bệnh thường mệt mỏi và phải gắng sức khi nói.

Việc phát hiện và điều trị sớm viêm dây thanh quản có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Viêm dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng, đau họng, khó chịu

Viêm dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng, đau họng, khó chịu

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm dây thanh quản

Để chẩn đoán viêm dây thanh quản, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng tai, mũi họng và giọng nói. Trong đa số các trường hợp, không cần làm thêm xét nghiệm cận lâm sàng.

Tuy nhiên, nếu có triệu chứng khàn giọng mạn tính, một số xét nghiệm sẽ được chỉ định để kiểm tra tính toàn vẹn của thanh quản. Do khàn giọng dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư vùng họng. Các xét nghiệm thường được sử dụng như: nội soi để quan sát chuyển động của dây thanh, sinh thiết nhằm đánh giá tế bào niêm mạc, xét nghiệm máu.

Tùy theo mức độ và tình trạng viêm dây thanh quản mà có phương pháp điều trị phù hợp:

  • Điều trị bằng thuốc: Mục tiêu điều trị là để giảm các triệu chứng đau rát họng, khàn tiếng…. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm hoặc viêm thanh quản do nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định thêm thuốc kháng sinh.
  • Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu: Các phương pháp như massage cổ họng, bài tập hô hấp cũng được khuyên áp dụng ở những người bị khàn tiếng lâu ngày.
  • Thay đổi lối sống: Người bệnh cũng nên thay đổi lối sống như hạn chế tiếp xúc khói thuốc, tránh các chất kích thích và tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp viêm dây thanh quản cấp tính gây ra chèn ép đường hô hấp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các tế bào viêm nhiễm. Hoặc trong trường hợp viêm dây thanh quản kéo dài hình thành polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh quá mức.

Phương pháp nội soi quan sát được thực hiện để kiểm tra tính toàn vẹn của thanh quản

Phương pháp nội soi quan sát được thực hiện để kiểm tra tính toàn vẹn của thanh quản

Xem thêm: Điều trị viêm thanh quản ở trẻ em, những điều cha mẹ cần lưu ý

Các biện pháp phòng ngừa viêm dây thanh quản

Để phòng ngừa viêm dây thanh quản, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích: Việc tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ bị viêm dây thanh quản hoặc tái phát bệnh.
  • Giữ ẩm cho không khí: Không khí khô và lạnh có thể làm khô họng và làm tăng nguy cơ bị viêm dây thanh quản. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm hoặc máy phun sương giúp cho môi trường đủ ẩm và thông thoáng.
  • Thực hiện thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Viêm dây thanh quản có thể lây lan qua tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh như chén đĩa, khăn tắm, kem đánh răng,... Do đó, bạn cần sử dụng các dụng cụ cá nhân riêng, sạch sẽ.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Điều này cũng giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến hệ hô hấp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và giảm stress có thể giúp tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng các sản phẩm giúp nâng cao sức  đề kháng cho cơ thể, phục hồi các tế bào dây thanh bị tổn thương, ngăn ngừa viêm thanh quản tái phát. Nổi bật như viên uống thảo dược chứa thành phần chính rẻ quạt, giúp giảm khàn tiếng, hụt hơi, viêm thanh quản. Sản phẩm được các chuyên gia Tai mũi họng đầu ngành đánh giá rất cao. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như flavonoid, isoflavonoid, iridal-triterpenoid tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời tiêu viêm.

Bên cạnh thành phần chính là rẻ quạt, viên uống thảo dược còn chứa các thảo dược quý khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng rất thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu, giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó ngăn ngừa tái phát hoặc biến chứng bệnh hiệu quả, an toàn.

Rẻ quạt là thảo dược quý là thành phần chính trong viên uống thảo dược

Rẻ quạt là thảo dược quý là thành phần chính trong viên uống thảo dược

Xem thêm:   Viêm họng thanh quản cấp là bệnh gì, điều trị như nào hiệu quả

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về viêm dây thanh quản cũng như biện pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu viêm dây thanh quản nào hãy để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.