Khác biệt giữa sốt viêm họng ở người lớn và trẻ em - điểm mấu chốt cần lưu ý

A- A+

Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và người lớn có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau giữa sốt vừa và sốt cao. Việc xử trí hiệu quả khi bị sốt viêm họng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.

Dấu hiệu sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và người lớn

Viêm họng là một bệnh phổ biến không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn ở cả người lớn, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Bệnh viêm họng có thể xảy ra độc lập hoặc kèm theo các bệnh khác như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi, viêm xoang,...

Nguyên nhân gây ra viêm họng có thể là do virus hoặc vi khuẩn. Các virus thường gây viêm họng bao gồm Adenovirus, virus cúm, sởi. Trong khi đó, các vi khuẩn thường gây viêm họng bao gồm liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng.

Ngoài ra, viêm họng cũng có thể gây ra bởi khói thuốc lá, bụi bẩn, dị ứng, môi trường sống không sạch sẽ và nhiệt độ phòng ngủ không phù hợp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sốt là một triệu chứng phổ biến của viêm họng cấp. 

Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và sốt viêm họng ở người lớn có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ sốt vừa (38-39 độ C) đến sốt cao. Các triệu chứng thường đi kèm với sốt là cảm giác ớn lạnh, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi và chán ăn. Họng đau khi nuốt, kể cả khi nuốt chất lỏng, cảm giác đau nhói lên tai khi nuốt, có thể có cơn ho, viêm tấy hạch vùng cổ và hạch góc hàm sưng đau. 

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ đang còn bú mẹ, có thể xuất hiện dấu hiệu bú ít, bỏ bú, há miệng khi ngủ, khó chịu, bứt rứt và khó ngủ. Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ, cùng với những dấu hiệu đau vùng họng và chán ăn, có thể khiến cha mẹ nhầm lẫn với những dấu hiệu mọc răng của trẻ.

\Sốt viêm họng là tình trạng phổ biến gặp cả ở trẻ em và người lớn

Sốt viêm họng là tình trạng phổ biến gặp cả ở trẻ em và người lớn

Xử lý khi sốt viêm họng

Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ và người lớn cần có những biện pháp xử lý khác nhau, tùy vào mức độ bệnh và vấn đề gặp phải.

Xử lý sốt viêm họng ở trẻ nhỏ

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sốt viêm họng tại nhà là tuân thủ liều lượng và cách dùng thuốc. Cha mẹ cần chú ý cho trẻ được uống đủ nước, có thể chườm hạ nhiệt bằng nước ấm và lau người khi trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ hãy giữ ấm vùng mũi, cổ họng và ngực của trẻ.

Nên vệ sinh mũi họng cho trẻ, súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày. Đối với trẻ còn đang bú mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên hơn.

Đối với trẻ nhỏ, nếu tình trạng sốt quá cao sẽ dễ dẫn đến những biến chứng khó lường, do đó khi trẻ bị các triệu chứng của viêm họng và sốt cao, hoặc sau 24-48 giờ sử dụng thuốc mà triệu chứng vẫn không cải thiện, cần đưa trẻ nhập viện để theo dõi và điều trị kịp thời.

Xử lý sốt viêm họng ở người lớn

Đối với người lớn, viêm họng là một bệnh phổ biến và thường dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh kéo dài, viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, ngay cả khi là một người trưởng thành khỏe mạnh, khi bị sốt viêm họng cũng không nên coi thường bệnh.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết như vi lượng, sinh tố, vitamin,... để nhanh chóng hồi phục.

Khi bị sốt viêm họng không nên chủ quan, cần sớm cải thiện bệnh

Khi bị sốt viêm họng không nên chủ quan, cần sớm cải thiện bệnh

Những lưu ý khi sốt viêm họng

Nếu nguyên nhân gây bệnh là virus, sốt viêm họng và các triệu chứng khác của bệnh viêm họng thường tự giảm đi sau khoảng 3-5 ngày. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài hơn. 

Nếu bệnh kéo dài hơn 10 ngày mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các biến chứng có thể xảy ra vào tuần thứ hai, thứ ba như viêm tấy hoặc áp xe amidan, áp xe thành họng ở trẻ 1-2 tuổi, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi xoang cấp. 

Đặc biệt, nếu nguyên nhân viêm họng là liên cầu tan huyết, có thể gây viêm thận, viêm khớp, viêm cơ tim, choáng nhiễm độc, nhiễm trùng huyết,... Đây là các biến chứng rất nguy hiểm, khó điều trị và đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh. 

Thực hiện một số biện pháp sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm họng:

  • Vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc họng bằng nước muối pha loãng. Khi có các vấn đề về răng miệng, mũi, xoang,... cần điều trị kỹ để ngăn ngừa sự lây lan và gây viêm họng.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải khói bụi và vi khuẩn.
  • Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh để không gây tổn thương niêm mạc họng.
  • Nếu sử dụng máy lạnh giữ nhiệt độ ở mức mát mẻ, dễ chịu (khoảng 26-28 độ) và tránh để nhiệt độ quá thấp. Đối với việc sử dụng quạt cho trẻ, trong thời gian đầu có thể mở quạt ở tốc độ lớn để trẻ dễ ngủ, sau đó giảm tốc độ, nếu được nên đảo chiều hướng gió.
  • Đảm bảo tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho trẻ em.
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên vận động cơ thể, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung lợi khuẩn hô hấp đầy đủ giúp đẩy lùi hại khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp. Đồng thời, lợi khuẩn hô hấp còn giúp sản sinh kháng thể IgA, giúp nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Việc bổ sung lợi khuẩn hô hấp là cần thiết cho cả trẻ em và người lớn.

Điển hình hiện nay, sản phẩm bổ sung 2 chủng lợi khuẩn hô hấp là Bacillus Clausii và Bacillus Subtilis là Nhỏ và xịt Subavax. Sản phẩm bổ sung hàm lượng lợi khuẩn đậm đặc, sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm họng.

Lợi khuẩn hô hấp giúp sản sinh kháng thể IgA ngay tại mũi họng

Lợi khuẩn hô hấp giúp sản sinh kháng thể IgA ngay tại mũi họng

Hy vọng, với những chia sẻ trên, độc giả đã biết được khác biệt giữa sốt viêm họng ở trẻ em và người lớn. Đặc biệt, nếu trẻ có tình trạng sốt viêm họng, đừng quên bổ sung cho trẻ sản phẩm Subavax, giúp giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi dưới phần bình luận.

subavax.webp