Viêm họng hạt ở trẻ em: Nhận biết đúng để điều trị kịp thời

A- A+

Nhận biết sớm dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em giúp chăm sóc và điều trị dễ dàng hơn. Bài viết sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho mẹ khi bé bị viêm họng hạt.

Dấu hiệu khi trẻ bị viêm họng hạt

Viêm họng hạt là tình trạng viêm, nhiễm khuẩn kéo dài, tái phát nhiều lần ở vùng hầu họng và amidan. Lúc này, tế bào lympho được kích hoạt để “chiến đấu” với tác nhân gây bệnh. Khi viêm quá nặng, lympho hoạt động kéo dài, khiến chúng phình to thành những hạt trên cổ họng. Bệnh có nhiều biểu hiện tương đồng với viêm họng, viêm amidan cấp. Vì vậy. cha mẹ cần phân biệt rõ triệu chứng của viêm họng hạt ở trẻ em để có cách điều trị phù hợp.

Ngứa, khô cổ họng: Các hạt trong họng kích thích gây ngứa cổ họng, cổ họng khô khiến trẻ thường xuyên khát nước.

Đau họng, khó nuốt: Các hạt trong họng phình to khiến trẻ khó nuốt đau khi nuốt nước, dẫn tới trẻ kém ăn, bỏ bữa. 

Niêm mạc bị phù nề: Cổ họng bị sưng to và phù nề, gây đau rát cổ họng, thậm chí mẹ có thể thấy xuất hiện những mạch máu đỏ nổi lên.

Xuất hiện các hạt li ti trong họng: Đặc điểm này thấy được khi mẹ dùng dụng cụ soi vào họng bé. Các hạt li ti xuất hiện trên bề mặt vòm họng với kích thước khá đa dạng bằng hạt đậu xanh hoặc đầu tăm.

Ho khan hoặc ho có đờm: Ngứa họng có thể kích ứng khiến trẻ ho nhiều.

Sốt: Trẻ có thể sốt vừa hoặc sốt cao, kèm theo biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng,...

dau-ngua-co-hong-la-bieu-hien-dien-hinh-cua-viem-hong-hat-o-tre

Đau, ngứa cổ họng là biểu hiện điển hình của viêm họng hạt ở trẻ

Xem thêm: Viêm họng mủ ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt là bệnh lý mạn tính, dễ tái phát gây khó khăn trong điều trị. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ. 

Trẻ bị viêm họng hạt thường bị đau khi nuốt nên biếng ăn, bỏ bữa. Không có cách khắc phục sớm về lâu dài dẫn tới trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ trẻ. Không dừng lại ở đó, nhiễm trùng kéo dài có thể gây nên viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng máu, viêm phế quản phổi,... Hiếm gặp hơn trẻ có thể gặp biến chứng thấp khớp, tổn thương ở van tim,...

viem-hong-hat-keo-dai-anh-huong-su-phat-trien-tinh-than-va-the-chat-cua-tre

Viêm họng hạt kéo dài ảnh hưởng sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ

Trẻ bị viêm họng hạt cần uống thuốc gì

Để điều trị hiệu quả viêm họng hạt ở trẻ, bác sĩ cần dựa vào nguyên nhân viêm họng và triệu chứng của từng bé để đưa ra đơn thuốc phù hợp. 

Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng viêm họng hạt, kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, bội nhiễm khi viêm họng hạt. Tuy nhiên, để phân biệt nguyên nhân gây viêm họng hạt do khuẩn hay virus là điều không dễ.  Do đó, mẹ không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ mà cần đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác. Khi trẻ viêm họng hạt do vi khuẩn bác sĩ thường kê kháng sinh như: Amoxicillin, cephadroxil, clarithromycin, azithromycin,...

Thuốc hạ sốt: Khi con sốt do viêm họng, mẹ thường nghĩ ngay tới thuốc hạ sốt, giảm đau cho con. Tuy nhiên, cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn. Mẹ nên đo nhiệt độ cho con, nếu bé sốt dưới 38,5 độ thì chưa cần uống thuốc. Mẹ nên lau người cho trẻ bằng khăn ấm, mặc quần áo thông thoáng, cho con uống đủ nước,.... Khi con sốt trên 38,5 độ mẹ sử dụng thuốc cho con theo liều lượng và cách dùng như hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chống viêm: Đây là loại thuốc giảm tình trạng sưng, phù nề, nóng, đỏ,... tại niêm mạc họng. Các loại thuốc có tác dụng chống viêm là alphachymotrypsin, bromelain, prednisolon, aspirin, ibuprofen,... ***Mẹ lưu ý: Thuốc aspirin và ibuprofen vừa có tác dụng hạ sốt giảm đau, vừa có tác dụng chống viêm. Nên trong trường hợp con đã dùng một trong 2 loại thuốc này không cho con uống thêm thuốc kháng viêm.

Thuốc giảm ho

Khi nói tới thuốc giảm ho cho trẻ, mẹ cần biết có hai loại kho khan và ho có đờm. Tùy vào mỗi trường hợp sẽ được điều trị bằng các loại thuốc riêng biệt. Trẻ bị ho khan sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm ho như methorphan, dextromethorphan,... Trẻ ho có đờm sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc long đờm như acetylcystein, bromhexin,...

Mẹ lưu ý, hiểu đúng tình trạng ho của con để có chỉ định đúng thuốc, điều trị nhanh khỏi.

thuoc-dung-cho-tre-bi-viem-hong-hat-can-co-chi-dinh-cua-bac-si

Thuốc dùng cho trẻ bị viêm họng hạt cần có chỉ định của bác sĩ

Xem thêm: Cách trị viêm họng cho bé hiệu quả mẹ nào cũng cần phải biết

Cải thiện viêm họng hạt ở trẻ bằng lợi khuẩn hô hấp

Viêm họng hạt là bệnh mạn tính, dễ tái lại, điều này đặc biệt xảy ra nhiều ở trẻ em có sức đề kháng, thể trạng kém. Vì vậy, biện pháp giúp  điều trị viêm họng hạt và ngăn ngừa bệnh tái lại hiệu quả nhất là nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Hiện nay, một phương pháp được các chuyên gia đánh giá rất cao để điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt tái phát đó là sử dụng lợi khuẩn hô hấp. 

Như đã biết, vai trò của lợi khuẩn trong cơ thể giúp kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn tăng đề kháng. Khi lợi khuẩn được bổ sung vào đường hô hấp ở trẻ cũng có tác dụng như tương đương. Ngoài ra, lợi khuẩn khi được đưa vào niêm mạc họng, sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgA. Kháng thể này có tác dụng bắt vi khuẩn, virus, làm bất hoạt, trung hòa độc tố của chúng và loại bỏ khỏi được hô hấp. Bên cạnh đó, kháng thể sinh ra giúp nhanh lành tổn thương tại họng, từ đó giảm nhanh triệu chứng viêm họng hạt và ngăn ngừa bệnh tái phát.

bo-sung-loi-khuan-ho-hap-ho-tro-dieu-tri-viem-hong-hat-nho-tang-suc-de-khang-o-tre

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp hỗ trợ điều trị viêm họng hạt nhờ tăng sức đề kháng ở trẻ

Trên đây là những thông tin giúp mẹ nhận biết đúng bệnh viêm họng hạt ở trẻ và cách điều trị hiệu quả. Mong rằng sẽ hữu ích đối với mẹ khi con bị viêm họng hạt. Cần thêm bất kỳ câu hỏi gì mẹ hãy để lại bình luận bên dưới, để được chuyên gia giải đáp.

 

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.