Đau họng đau tai dấu hiệu bệnh lý ở trẻ - Cha mẹ chớ coi thường

A- A+

Đau họng đau tai được xem như vấn đề thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tình trạng này không gây mối nguy hại nào cho sức khỏe trẻ. Có nhiều trường hợp đau họng, đau tai đã là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó mà chúng ta không biết. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật những vấn đề ba mẹ cần lưu tâm khi con có dấu hiệu con bị đau họng đau tai.

Trẻ bị đau họng đau tai cảnh báo bệnh gì?

Khi con bị đau họng và đau tai nhiều mẹ lầm tưởng rằng đây là những triệu chứng điển hình và có thể dễ dàng đoán được nguyên nhân gây đau họng, đau tai. Tuy nhiên, thực tế tình trạng đau họng đau tai ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm:

  • Viêm tai giữa: Là tình trạng nhiễm khuẩn niêm mạc có thể chảy dịch, sưng nóng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh đó là đau họng và đau tai khi nhai, khi nuốt nước bọt.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Đây là căn bệnh do nhiễm trùng vi khuẩn streptococcus gây ra những cơn đau dữ dội, kèm sốt cao, mệt mỏi. Điều đáng nói là vi khuẩn ở vùng họng dễ lây lan sang tai và gây nên bệnh viêm tai khiến trẻ gặp tình trạng đau họng, đau tai.
  • Dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với chất dị ứng như  phấn hoa, thức ăn, khói bụi, hóa chất,... Lúc này một loạt phản ứng dị ứng được kích hoạt gây nên viêm màng nhầy dọc theo khoang mũi và tai. Làm chất nhầy dư thừa bị tích tụ và chảy xuống cổ họng, đây là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, đau họng phổ biến. Không chỉ vậy, tình trạng viêm cũng khiến tai bị tắc nghẽn, do chất nhầy không thể thoát ra đúng cách. Khi áp lực trong tai lớn các cơn đau tai sẽ xuất hiện.
  • Viêm amidan hoặc áp xe amidan: Viêm amidan là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ em. Viêm amidan có với biểu hiện đặc trưng nhất là đau vùng amidan nhưng vẫn có các triệu chứng như đau họng, đau tai khi nhai, nuốt. Khi không điều trị kịp thời viêm amidan sẽ biến chứng thành áp xe amidan, dấu hiệu của áp xe là xuất hiện cơn đau họng, đau tai ngay cả khi nuốt nước bọt.
  • Viêm xoang mãn tính: Viêm  xoang mãn tính là tình trạng hốc xoang bị viêm kéo dài ít nhất 12 tuần ngay cả khi đã được điều trị. Viêm xoang có thể cản trở quá trình thoát dịch nhầy, dịch tích tụ kéo dài gây nên những biến chứng viêm họng và viêm tai giữa.
  • Nhiễm trùng răng hoặc áp xe:  Áp xe răng thường gây đau đớn dữ dội xung quanh hàm và truyền tới tai.  Bên cạnh đó, áp xe răng cũng có thể khiến các hạch bạch huyết ở cổ bị sưng và đau gây tình trạng đau tai, đau họng.

Viêm họng là nguyên nhân gây đau họng, đau tai phổ biến

Viêm họng là nguyên nhân gây đau họng, đau tai phổ biến

Điều trị đau họng đau tai cho trẻ ra sao?

Tiền đề để trị đau họng tai đau hiệu quả đó là xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, tùy từng nguyên nhân mà sẽ có những liệu pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là những cách điều trị mẹ có thể tham khảo áp dụng khi trẻ bị đau họng đau tai:

Sử dụng thuốc khi trẻ bị viêm họng đau tai

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng khi nguyên nhân gây đau họng đau tai là do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, ức chế sự sinh sản ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm và biến chứng có thể xảy ra. Một trong những lưu ý khi sử dụng kháng sinh đó dù trẻ uống thuốc đã hết đau họng, đau tai nhưng chưa hết thuốc thì cha mẹ vẫn cho con uống hết thuốc như đơn thuốc chỉ định. 
  • Thuốc giảm chống viêm, giảm đau: Khi trẻ gặp tình trạng sưng họng, sưng tai gây đau đớn cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc chống viêm giảm đau để giảm tình trạng sưng tấy, giảm đau cho trẻ.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây đau họng đau tai là do dị ứng. Nhóm thuốc này giúp ức chế sự hoạt động của các chất trung gian hóa học là histamin nên giảm triệu chứng đau họng, đau tai.

Cho trẻ uống thuốc tây cần có chỉ định từ bác sĩ

Cho trẻ uống thuốc tây cần có chỉ định từ bác sĩ

Mẹo dân gian chữa viêm họng đau tai

Một số mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp giảm triệu chứng đau họng, đau tai hơn:

  • Chườm nóng: Chườm ấm sẽ giúp làm thư giãn các cơ, tăng tuần hoàn máu. Vì vậy, chườm túi ấm hoặc áp khăn ấm lên vành tai của trẻ có thể giúp giảm tình trạng đau tai và khó chịu.
  • Sử dụng tỏi: Allicin có trong tỏi có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng tại họng và tai. Mẹ có thể chế biến tỏi hấp đường phèn cho trẻ vừa giúp trị viêm họng đau tai. Hoặc sử dụng tinh dầu tỏi mát xa vùng vành tai trẻ giúp giảm cơn đau nhức tốt hơn.
  • Giảm bớt sự tập trung: Theo nhiều chuyên gia, đây là biện pháp đặc biệt hiệu quả đối với đối tượng trẻ em. Cho trẻ vận động như tập thể dục, chơi trò chơi, ghép hình, vẽ tranh,... làm phân tán sự chú ý vào cảm giác đau nên giúp giảm đau tai và đau họng hiệu quả.
  • Gừng: Gừng được xem là một vị thuốc với nhiều tính năng trong đông y như làm ấm, kháng viêm, kháng khuẩn. Mẹ có thể sử dụng gừng băm nhỏ ngâm cùng dầu oliu, bôi xung quanh ống tai có thể giúp con giảm tình trạng đai tai. Để làm dịu cơn đau họng ở trẻ thì mẹ hãy cho trẻ uống nước trà gừng, có thể thêm mật ong, chanh để hiệu quả giảm đau họng tốt hơn nhé.

Cho trẻ vận động là biện pháp rất hiệu quả để giảm đau họng, đau tai ở trẻ em

Cho trẻ vận động là biện pháp rất hiệu quả để giảm đau họng, đau tai ở trẻ em

Sử dụng lợi khuẩn hô hấp giảm tình trạng đau họng đau tai ở trẻ.

Các phương pháp như dùng thuốc, sử dụng mẹo dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng đau họng đau tai ở trẻ. Tuy nhiên, những biện pháp kể trên chỉ có tác dụng giảm triệu chứng giảm đau trong đợt con đang bị bệnh nhưng không thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong khi đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ tái bệnh rất cao. Chưa kể tới, khi cho trẻ áp dụng những cách trên có thể khiến trẻ gặp tác dụng phụ như lệ thuộc thuốc, rủi ro khi cho uống thuốc sai cách, chế biến sai,...

Có một phương pháp giúp mang lại “tác dụng kép” vừa giảm triệu chứng đau họng đau tai, vừa ngăn ngừa bệnh tái phát mà không mang tới bất kỳ nguy cơ bất lợi nào cho trẻ đó là sử dụng lợi khuẩn hô hấp. 

Lý do giúp lợi khuẩn hô hấp mang lại nhiều lợi ích như vậy bởi vì khi vi khuẩn có lợi được đưa vào niêm mạc mũi họng chúng sẽ sản sinh một lượng lớn kháng thể IgA - một loại kháng thể tự nhiên được xem là một thành phần không thể thiếu để tạo nên lớp áo giáp bảo vệ sự tấn công của tác nhân gây bệnh thông qua đường mũi họng. Đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, tăng sức đề kháng giúp vết thương nhanh lành. Vì vậy, khi mẹ bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho con mỗi ngày cũng là cách bảo vệ bé khỏi những nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp mang lại hiệu quả kép trong điều trị đau họng, đau tai ở trẻ nhỏ

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp mang lại hiệu quả kép trong điều trị đau họng, đau tai ở trẻ nhỏ

>>> Xem thêm: Cách trị viêm họng cho bé hiệu quả mẹ nào cũng cần phải biết

Đau họng đau tai đúng là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng không phải là vì phổ biến mà nó không gây ra mối nguy hại nào. Vậy nên cha mẹ hãy điều trị sớm cho trẻ và nên có biện pháp chủ động phòng bệnh cho trẻ tránh mắc phải tình trạng này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp bạn hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới nhé.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.