Bí kíp giúp giảm đau họng mất tiếng hiệu quả ngay tại nhà

A- A+

Đau họng mất tiếng là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để đối phó tình trạng này hiệu quả, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực? Bỏ túi ngay những bí kíp giúp giảm đau họng mất tiếng hiệu quả trong bài viết này!

Mẹo giúp trị đau họng, mất tiếng không cần kháng sinh

Không phải trường hợp nào bị đau họng, khàn tiếng cũng cần dùng tới kháng sinh. Việc “lạm dụng” kháng sinh còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy sức khỏe. Do đó, sử dụng các thảo dược tự nhiên để đối phó với đau họng mất tiếng là xu hướng ngày càng nhiều người lựa chọn. Dưới đây là 6 cách giảm đau họng mất tiếng bằng các nguyên liệu tự nhiên cực đơn giản.

Mật ong và chanh, quất tươi

Đây là phương pháp dân gian được cha ông ta khuyên dùng từ lâu đời. Chanh, quất tươi chứa nhiều tinh dầu với tác dụng giúp tiêu đờm, giảm viêm ở dây thanh quản, trị khàn tiếng. Bên cạnh đó, các hợp chất chống oxy hóa trong mật ong kết hợp với hàm lượng vitamin C dồi dào của quả chanh giúp tái tạo tế bào bị tổn thương, bảo vệ niêm mạc, tránh tác động có hại của vi khuẩn.

Để cải thiện đau họng, khàn tiếng, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: chanh hoặc quất tươi (tốt nhất là chanh đào), mật ong.
  • Chanh cắt lát đem ngâm với mật ong trong 2 giờ đồng hồ.
  • Sử dụng: ngậm trong miệng từng lát chanh để thẩm thấu dưỡng chất vào cổ họng và từ từ nuốt xuống.
  • Thực hiện liên tục hoặc 3 - 4 lần/tuần khi phòng ngừa.

dau-hong-mat-tieng-1.jpg

Sử dụng chanh tươi ngâm mật ong giúp giảm đau họng mất tiếng

Trà gừng

Gừng là một gia vị phổ biến trong căn bếp của người dân Việt Nam. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp quy vào 3 kinh tỳ, vị, phế. Từ lâu gừng đã được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm rất hiệu quả. 

Theo nghiên cứu, trong gừng chứa các hợp chất như Zingiberene và Zingiberol có tác dụng kích thích khả năng lưu thông máu và phục hồi các niêm mạc bị tổn thương. Do đó, kiên trì sử dụng trà gừng giúp giảm các triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng đau họng mất tiếng, khàn tiếng rất tốt. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: rửa sạch gừng tươi.
  • Thái gừng thành các lát mỏng.
  • Cho gừng vào hãm với 200ml nước sôi.
  • Sử dụng khi nước ấm, có thể sử dụng cùng thêm một chút mật ong.
  • Uống từ từ từng ngụm nhỏ, duy trì hàng ngày vào các buổi sáng hoặc khi cổ họng khó chịu.

dau-hong-mat-tieng-2.png

Uống trà gừng là phương pháp được sử dụng trị khản tiếng, mất tiếng

Nước giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng vitamin C cao, có khả năng làm dịu cổ họng, giúp trị đau họng khàn tiếng, mất tiếng. Do đó, bạn có thể dùng giá đỗ chữa đau họng mất tiếng theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: khoảng 100 - 150g giá đỗ rửa sạch.
  • Cho giá đỗ vào giã nát rồi lọc lấy nước cốt.
  • Thực hiện ngậm nước cốt giá đỗ khoảng 2 - 3 phút sau đó nuốt từ từ.
  • Sử dụng 2 - 3 lần/ngày trong trường hợp đau họng mất tiếng nặng, hoặc duy trì 1 lần/ngày vào sáng sớm. 

dau-hong-mat-tieng-3.jpg

Nước giá đỗ mang lại nhiều công dụng cho vùng hầu họng

Lá hẹ hấp mật ong

Ngoài những biện pháp trên, sử dụng lá hẹ hấp mật ong cũng là mẹo được rất nhiều người sử dụng để đối phó với khàn tiếng, mất tiếng. Trong lá hẹ chứa các hợp chất Saponin và Odorin giúp ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau họng mất tiếng đáng kể. Để trị đau họng mất tiếng, bạn hãy:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: rửa sạch khoảng 50g lá hẹ, để ráo nước.
  • Cắt lá hẹ thành các đoạn dài từ 1 - 2cm
  • Cho lá hẹ đã cắt vào chén cùng 3 - 4 thìa mật ong tương ứng.
  • Đem chén đã chuẩn bị nguyên liệu vào hấp cách thủy trong thời gian 15 phút.
  • Chắt lấy nước cốt, để ấm và uống trực tiếp.

dau-hong-mat-tieng-4.jpg

Có thể trị đau họng mất tiếng bằng lá hẹ hấp mật ong

Tỏi

Tương tự như gừng, tỏi cũng là một gia vị rất phổ biến. Tỏi chứa các hợp chất được xem như kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, giúp thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc. Từ đó cải thiện các triệu chứng như vướng cổ họng, khàn tiếng, mất tiếng hiệu quả.

Cách chữa khàn tiếng, đau họng bằng tỏi đơn giản như sau:

  • Tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch.
  • Giã tỏi thật nhuyễn, lấy nước cốt.
  • Trộn nước cốt tỏi cùng mật ong pha loãng tỉ lệ 1:1.
  • Sử dụng 3 thìa mỗi ngày giúp cải thiện khàn tiếng, đau họng đáng kể.

dau-hong-mat-tieng-5.jpg

Sử dụng tỏi là biện pháp dân gian được sử dụng lâu đời

Bên cạnh những biện pháp trên, chuyên gia bệnh đường hô hấp khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Trong đó, sản phẩm có chứa thành phần chính là Hinokitiol từ cây tuyết tùng đỏ được nhiều người tin dùng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ có hoạt tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển đối với các vi khuẩn gây bệnh ở miệng, mũi họng ,...Ngoài ra, Hinokitiol được coi là ionophore kẽm an toàn, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, giúp bảo vệ tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô hô hấp, tăng cường miễn dịch hiệu quả.

Do đó, bạn nên tìm hiểu và sử dụng xịt mũi họng thảo dược có chữa Hinokitiol để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những lưu ý giúp phòng ngừa đau họng mất tiếng kéo dài

Bên cạnh các mẹo giúp trị đau họng mất tiếng trên, để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả, người bệnh cần tuân theo một số lưu ý sau:

  • Tránh la hét hoặc nói quá nhiều: Khi nói nhiều với âm lượng lớn, thời gian dài rất dễ khiến dây âm thanh tổn thương. Nếu tính chất công việc phải nói nhiều, nói to thường xuyên, bạn nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ âm thanh.
  • Sử dụng nước ấm hàng ngày: Thói quen sử dụng nước ấm hàng ngày nên được duy trì sẽ giúp cho cổ họng dịu nhẹ, bảo vệ được sức khỏe. Sử dụng nước ấm cũng giúp hạn chế tác động vào các vùng niêm mạc bị tổn thương. 
  • Không nên sử dụng các thực phẩm có hại cho niêm mạc cổ họng: Các thực phẩm quá khô cứng rất dễ tác động, cọ xát vào niêm mạc cổ họng gây tổn thương. Hoặc đồ ăn cay, nóng, chứa nhiều gia vị cũng có hại cho niêm mạc cổ họng. Do vậy, khi gặp tình trạng đau họng mất tiếng, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm này.
  • Tránh tiếp xúc, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ. Nên bảo vệ giữ ấm vùng cổ, nhất là những nơi có thời tiết thay đổi thất thường hoặc vào mùa lạnh ở miền Bắc nhằm bảo vệ vùng hầu họng và dây thanh quản.

dau-hong-mat-tieng-6.jpg

Phòng ngừa đau họng mất tiếng kéo dài

Trên đây là những bí kíp giúp giảm đau họng mất tiếng tại nhà. Bạn nên lựa chọn biện pháp phù hợp với bản thân để thực hiện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng đau họng mất tiếng hoặc các bệnh lý đường hô hấp khác, bạn vui lòng để lại thông tin bình luận bên dưới để được chuyên gia giải đáp nhé.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.