Điều trị trẻ nhiễm Adenovirus cũng giống như các bệnh đường hô hấp khác và chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong bài viết này TTƯT.TS.BS Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ giúp mẹ biết được cách điều trị và chăm sóc trẻ bị nhiễm Adenovirus cho phù hợp.
Theo TS.BS Trần Anh Tuấn cho biết, Adenovirus gây bệnh lý nhiễm trùng hô hấp nhưng nhiều trường hợp lại không có triệu chứng hoặc nếu có triệu chứng thường rất nhẹ, tự giới hạn, nghĩa là không cần điều trị cũng khỏi. Vì vậy, với các trường hợp nhẹ, nhất là với những trẻ không có yếu tố nguy cơ thì chỉ cần điều trị triệu chứng.
Đầu tiên, các bậc cha mẹ cần phải cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho con. Trong suốt thời gian mắc bệnh trẻ phải được ăn uống như bình thường, không kiêng ăn bất cứ thứ gì, thậm chí phải ăn đầy đủ chất, đầy đủ năng lượng, bổ sung thêm hoa quả, vitamin để trẻ có đủ sức đề kháng lướt qua mọi bệnh tật chứ không riêng Adenovirus.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là cách chăm sóc hoàn hảo nhất khi trẻ bị nhiễm Adenovirus
Bên cạnh đó, quý phụ huynh cũng cần chú ý cho con uống đủ nước bởi việc cung cấp đủ nước sẽ đem lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như cơ thể đủ nước sẽ giúp cho niêm mạc đường thở có đủ độ ẩm, giúp chống lại sự xâm nhập tiếp theo của Adenovirus và những loại tác nhân bệnh khác. Việc cho trẻ uống đầy đủ nước còn giúp tránh được nguy cơ mất nước - một tình trạng có thể làm trầm trọng bệnh hơn, chẳng hạn viêm phổi, viêm phế quản.
Ngoài ra, việc cho trẻ uống đầy đủ nước còn là một “chiêu” giúp trẻ giảm ho. Cụ thể, nếu trẻ có đờm thì việc uống đầy đủ nước sẽ giúp làm loãng đàm tốt không kém những loại thuốc trị long đờm khác.
Việc điều trị bệnh do Adenovirus chủ yếu là điều trị triệu chứng. Chẳng hạn nếu trẻ sốt thì sử dụng thuốc hạ sốt. Khuyến cáo điều trị sốt hàng đầu là sử dụng paracetamol. Ngoài ra, nếu trẻ có triệu chứng ho thì phụ huynh có thể sử dụng thuốc ho nguồn gốc từ thảo dược an toàn.
Một vấn đề quan trọng là vệ sinh hô hấp cho trẻ, trong đó thông thoáng mũi là vô cùng quan trọng. Do trẻ nhỏ rất thường bị sổ mũi, tắc mũi nên chúng ta cần phải thông thoáng mũi để trẻ dễ thở, dễ ngủ, dễ bú. Để sát khuẩn mũi cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các các chế phẩm nhỏ mũi, xịt mũi để mà gia tăng hiệu quả của việc mà điều trị trong thời gian trẻ mắc bệnh này.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ luôn được ưu tiên hàng đầu khi trẻ bị nhiễm Adenovirus
Cuối cùng, theo dõi cũng là một vấn đề quan trọng. Mặc dù bệnh do Adenovirus gây ra có khả năng tự giới hạn nhưng trong một số ít trường hợp bệnh vẫn có khả năng tiềm tàng và diễn tiến nặng. Vì vậy, quý phụ huynh vẫn nên theo dõi con để trong một số tình huống cần thiết thì phải đưa trẻ đi khám ngay nếu có một số dấu hiệu nặng xảy ra.
Theo TS. BS Trần Tuấn Anh cho biết, khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
Thứ nhất, trẻ xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như ngủ li bì; nôn tất cả mọi thứ; bỏ bú, bú kém (bú ít hơn ½ lượng sữa bình thường); suy yếu đến mức không thể uống nước; co giật.
Thứ hai, trẻ xuất hiện những dấu hiệu nặng chưa đến mức độ nguy hiểm cũng cần phải thăm khám, thậm chí nhập viện để bác sĩ điều trị thích hợp, kịp thời để tránh những biến chứng nặng. Cụ thể, các dấu hiệu nặng có thể bao gồm: sốt cao (>39 độ C) trên 2 ngày không hạ sốt; nhịp thở nhanh; khó thở, chẳng hạn như trẻ thở rút lõm lồng ngực (bình thường trẻ thở có thể nở lồng ngực ra để tiếp oxy khi hít thở vào, nhưng nếu khó thở trẻ có thể thở rút lõm lồng ngực) thì có khả năng trẻ bị viêm phổi nặng.
Nếu cha mẹ thấy các dấu hiệu bất thường cần cho trẻ nhập viện ngay
Theo như TS.BS Trần Anh Tuấn cho biết, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc vệ sinh mũi họng, giúp trẻ thông thoáng cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị trẻ bị nhiễm Adenovirus.
Một trong những giải pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện triệu chứng trẻ bị nhiễm Adenovirus là sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp. Hai lợi khuẩn có khả năng sống cao, tác dụng trên đường hô hấp là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực đang bị tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp, tạo màng nhầy biofilm bao phủ vết thương, kích thích các tế bào niêm mạc mũi, giúp ức chế mầm bệnh, từ đó hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ho, viêm họng, sổ mũi, ngạt mũi do Adenovirus gây nên.
Bacillus clausii và Bacillus subtilis - Hai lợi khuẩn có tác dụng tốt trên đường hô hấp
Qua những tư vấn của TTƯT.TS.BS Trần Anh Tuấn các mẹ đã có thêm những kiến thức để chăm sóc và điều trị trẻ bị nhiễm Adenovirus trong thời điểm bùng phát như hiện nay. Đặc biệt là phương pháp bổ sung lợi khuẩn đường hô hấp giúp trẻ cải thiện các triệu chứng khi bị nhiễm Adenovirus.