Viêm phế quản co thắt - Bệnh lý không thể xem thường

A- A+

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý phổ biến, không khó để điều trị. Tuy nhiên, nếu không phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Viêm phế quản co thắt - bệnh lý gây biến chứng nghiêm trọng

Viêm phế quản co thắt (viêm phế quản thể hen) là tình trạng đường dẫn khí bị thu hẹp do quá trình viêm nhiễm. Khi các ống phế quản co lại, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Bệnh có thể diễn biến từ nhẹ tới nặng.

Ngoài việc hạn chế đường thở, bệnh còn khiến phế quản tiết ra nhiều chất nhầy, dịch đặc khó tống ra ngoài. Từ đó, làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Không những thế, dịch đặc dính tạo thành những nút thắt ở viêm phế quản, kích thích phổi và gây ho. Sự co thắt của phế quản khiến phổi phải làm việc nhiều làm người bệnh khó thở, mệt mỏi.

Viêm phế quản co thắt không điều trị sớm sẽ tiến triển thành viêm phế quản mạn tính và để lại những biến chứng như: viêm tai giữa, viêm  phế quản phổi, xẹp phổi, suy hô hấp mãn tính, biến dạng lồng ngực,... Bệnh cũng gây nguy cơ biến chứng thành hen suyễn cao.

viem-phe-quan-co-that-dan-toi-long-phe-phe-quan-bi-thu-hep

Viêm phế quản co thắt dẫn tới lòng phế phế quản bị thu hẹp

Nguyên nhân viêm phế quản co thắt

Xác định được nguyên nhân gây bệnh là một trong những bước quan trọng giúp điều trị và phòng ngừa viêm phế quản co thắt hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt thường gặp nhất:

  • Do vi khuẩn, virus: Đây được xem là “thủ phạm” chính gây viêm phế quản co thắt. Trong đó, virus hợp bào đường hô hấp (RSV) và virus cúm là tác nhân hàng đầu. Sau đó là các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,....
  • Chất kích thích:  Có rất nhiều chất kích ứng gây viêm phế quản co thắt như phấn hoa, bụi, lông động vật, thực phẩm,... 
  • Không khí ô nhiễm: Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, làm việc trong môi trường khói bụi,... có nguy cơ cao bị viêm phế quản co thắt.
  • Hệ miễn dịch kém: Những người có sức đề kháng kém, có những người có bệnh lý ung thư, HIV, bệnh tự miễn,... sẽ dễ bị viêm phế quản co thắt hơn người bình thường.

hut-thuoc-la-thuong-xuyen-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-viem-phe-quan-co-that

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt

>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm phế quản - Nhận biết sớm điều trị hiệu quả 

Điều trị viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản có thắt nếu được điều trị kịp thời, đúng cách có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1-2 tuần. Tham khảo những phương pháp điều trị dưới đây để áp dụng khi bị viêm phế quản co thắt.

Thuốc trị viêm phế quản co thắt

Các thuốc điều trị viêm phế quản co thắt dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, thể trạng của mỗi người. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định những thuốc điều trị viêm phế quản co thắt như:

  • Thuốc kháng virus: Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. 
  • Kháng sinh: Được chỉ định khi người bệnh bị viêm phế quản co thắt do vi khuẩn gây ra.
  • Thuốc làm cắt cơn khó thở: Thuốc có tác dụng ngắn như salbutamol, terbutaline,... thuốc có tác dụng kéo dài như bambuterol, salmeterol, theophylin, aclidinium bromide...
  • Giảm tình trạng viêm, phù nề: Corticoid dạng hít kết hợp với thuốc giãn phế quản như theophylin,...
  • Thuốc giảm ho: Sử dụng thuốc giảm ho như methorphan, dextromethorphan khi ho khan,  acetylcystein, bromhexin,... khi ho có đờm
  • Thuốc hạ sốt: Sử dụng khi sốt từ 38,5 độ trở lên kết hợp với các biện pháp như chườm ấm, uống đủ nước, oresol,...

thuoc-dieu-tri-viem-phe-quan-co-that-can-dua-vao-trieu-chung-va-nguyen-nhan-gay-benh

Thuốc điều trị viêm phế quản co thắt cần dựa vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Cải thiện viêm phế quản co thắt nhờ thảo dược

Song song với dùng thuốc tây, sử dụng thảo dược để trị viêm phế quản co thắt là phương pháp được các chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng. Dưới đây là những thảo dược có hiệu quả tốt trong điều trị viêm phế quản co thắt:

  • Cây rẻ quạt: Những năm gần đây, các nhà khoa học nhận thấy, cây rẻ quạt có công dụng ức chế nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm da. Đồng thời, thảo dược này cũng có tác dụng tiêu đờm được dùng trong nhiều nhiều bài thuốc trị viêm phế quản, viêm phế quản co thắt.
  • Xạ đen: Công dụng nổi tiếng nhất của xạ đen là chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Mặt khác, hợp chất saponin triterpenoid trong xạ đen có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh tại đường hô hấp. Xạ đen cũng là một trong những vị thuốc rất tốt cho dùng điều trị và phòng bệnh viêm phế quản co thắt.
  • Gừng: Trong đông y, gừng là vị thuốc quý chữa viêm phế quản, hen suyễn thường được sử dụng. Ngày nay, y học hiện đại cũng chứng minh hoạt chất sinh học trong gừng là gingerol giúp chống viêm, giảm phù nề, kháng khuẩn rất tốt.

Việc sử dụng thảo dược có thể mang đến hiệu quả nhưng cần dùng trong thời gian dài, hiệu quả chậm. Do đó, để có hiệu quả cao, tiện lợi trong quá trình sử dụng, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược được bào chế ở dạng viên nén. Điển hình là sản phẩm chứa fibrolysin kết hợp cùng xạ can, xạ đen… Fibrolysin là hoạt chất có tác dụng tiêu hủy các tổ chức xơ hóa tại phổi, phế quản, chống tái cấu trúc đường thở. Từ dó, giảm triệu chứng ho, khó thở do viêm phế quản co thắt hiệu quả.

re-quat-la-vi-thuoc-duoc-dung-nhieu-trong-dieu-tri-viem-phe-quan-viem-phe-quan-co-that

Rẻ quạt là vị thuốc được dùng nhiều trong điều trị viêm phế quản, viêm phế quản co thắt

>>> Xem thêm: Cách trị viêm phế quản tại nhà giảm nhanh ho, khó thở, khò khè

Biện pháp phòng bệnh viêm phế quản co thắt

Bên cạnh việc điều trị việc áp dụng các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản co thắt hiệu quả:

  • Tránh hút thuốc lá, thuốc lào, hoặc tránh xa những người hút thuốc.
  • Theo dõi những chất gây dị ứng, kích ứng như lông động vật nuôi, phấn hoa, mỹ phẩm, xà phòng, thức ăn,... và tránh xa những chất này.
  • Vệ sinh các nhân sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng đúng cách, rửa tay trước khi ăn, sau khi ở bên ngoài về.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi: Mặc đủ ấm, tránh tắm quá khuya, đeo khẩu trang khi ra ngoài vừa giúp giữ ấm, vừa giúp tránh bụi bẩn.
  • Thường xuyên làm sạch môi trường sống bằng cách hút bụi, lau dọn nhà cửa, giặt chăn ga gối đệm định khi, làm sạch những vật dụng, đồ trang trí trong nhà.
  • Thực hiện các biện pháp tăng đề kháng như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phân bổ thời gian, ăn ngủ, nghỉ, làm việc, tập luyện hợp lý
  • Tiêm phòng vacxin cũng là biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản co thắt.

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có những giải pháp điều trị viêm phế quản co thắt sớm và hiệu quả nhất. Bạn hãy để lại bình luận nếu có băn khoăn gì để được chuyên gia tư vấn.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.