Viêm phế quản phổi và thông tin quan trọng chắc chắn bạn chưa biết

A- A+

Viêm phế quản phổi là bệnh lý phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh có biểu hiện, diễn biến bệnh phức tạp. Bài viết sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng bạn chưa biết về bệnh viêm phế quản phổi.

Viêm phế quản phổi là bệnh gì?

Viêm phế quản phổi là bệnh lý mà cả phế quản và phế nang đều bị nhiễm trùng. Bệnh gây nên tình trạng ổ viêm khu trú thành từng mảng xung quanh phế quản và phế nang phổi, làm suy yếu chức năng phổi.

Viêm phế quản phổi làm suy yếu chức năng trao đổi khí ở phổi, từ đó dẫn tới các vấn đề về hô hấp. Tình trạng có thể tiến triển xấu hình thành nên các ổ áp xe tại phổi nếu không điều trị sớm và đúng cách.

Theo thống kê, trẻ em dưới 2 tuổi và người cao tuổi từ 65 trở lên gặp tỷ lệ viêm phế quản phổi cao.

Viem-phe-quan-phoi-anh-huong-toi-phe-quan-va-phe-nang

Viêm phế quản phổi ảnh hưởng tới phế quản và phế nang

Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi

Những yếu tố có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản phổi là:

  • Nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở các bệnh lý khác như cúm, sởi, ho gà, nhiễm trùng Mycoplasma,...
  • Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn tính, xơ nang, CODP,...
  • Viêm phế quản phổi cũng có thể xảy ra sau khi hít phải khói bụi, khói thuốc lá, hoặc tắc nghẽn bởi dị vật.
  • Một nguyên nhân gây viêm phế quản phổi khác đó là sau phẫu thuật, chấn thương. 

Triệu chứng viêm phế quản phổi thường gặp

Tùy theo tác nhân gây viêm phế quản phổi, triệu chứng bệnh có thể chia thành 2 giai đoạn, khởi phát và toàn phát.

Giai đoạn khởi phát:

Một số người khởi phát bệnh từ từ qua từng giai đoạn với những biểu hiện nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, khản tiếng, đau họng, sốt…. Các triệu chứng này khá giống với cảm cúm thông thường khiến nhiều người chủ quan và không điều trị sớm.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, cơ thể tím tái, mệt mỏi, chướng bụng, ăn uống không ngon miệng... Hãy tới khám ngay khi có những biểu hiện đột ngột như trên vì rất có thể đó là triệu chứng của viêm phế quản phổi.

Giai đoạn toàn phát

Khi đã qua giai đoạn khởi phát, sẽ tới giai đoạn toàn phát với những biểu hiện và diễn biến phức tạp, khó lường như:

  • Sốt cao có thể lên tới hơn 40 độ C, người bệnh li bì, mệt mỏi.
  • Đổ mồ hôi, ớn lạnh, run người liên tục.
  • Nhịp thở tăng nhanh so với bình thường.
  • Đau ngực khi ho, khi làm việc gắng sức, nặng hơn là ngay cả khi thở.
  • Chảy nước mũi nhiều, đặc trưng nước mũi đặc, màu vàng hoặc xanh, có thể có mũi hôi.
  • Ho kéo dài liên tục, không thể ngắt cơn ho, có thể ho ra máu.
  • Đờm nhiều, đặc, màu vàng, xanh hoặc rỉ sắt.
  • Có thể kéo theo cảm giác khó thở khò khè.
  • Đau ở hầu hết các cơ.
  • Cảm giác mệt mỏi kéo dài, uể oải, không có năng lượng làm việc.
  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục.
  • Có thể xuất hiện tình trạng co giật, thậm chí là hôn mê.
  • Ở người cao tuổi có thể xuất hiện tình trạng nhầm lẫn, mất phương hướng.

Viem-phe-quan-phoi-gay-kho-tho-ngay-ca-khi-hoat-dong-nhe

Viêm phế quản phổi gây khó thở ngay cả khi hoạt động nhẹ

Bị viêm phế quản phổi có nguy hiểm không?

Viêm phế quản phổi ảnh hưởng trực tiếp tới đường thở của bệnh nhân. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe,  dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí nguy cơ gây tử vong cao.

  • Suy hô hấp: Quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide tại phổi bị rối loạn. Tình trạng khiến người bệnh cần phải sử dụng máy thở để hỗ trợ.
  • Nhiễm trùng huyết: Những tác nhân gây viêm phế quản phổi có thể lây vào máu gây nên nhiễm trùng huyết.
  • Biến chứng gây tràn dịch màng phổi: Có thể nói tràn dịch màng phổi là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của viêm phế quản phổi. Khiến người bệnh bị đau ngực, khó thở, tức ngực,.. liên tục. Số lượng bạch cầu trong máu của người bệnh tăng cao và rất khó kiểm soát.
  • Ung thư phổi: Viêm phế quản phổi kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Tình trạng này do các tế bào trong mô phổi tăng sinh nhanh chóng và không thể kiểm soát hoàn toàn.

Theo thống kê, viêm phế quản phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây  tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Viem-phe-quan-phoi-co-the-gay-bien-chung-nguy-hiem-suy-ho-hap

Viêm phế quản phổi có thể gây biến chứng nguy hiểm suy hô hấp

Cách trị viêm phế quản phổi hiệu quả

Viêm phế quản phổi là bệnh lý có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm phế quản phổi, bạn tham khảo để có cách điều trị phù hợp.

Thuốc trị viêm phế quản phổi

Có nhiều thuốc sử dụng để trị viêm phế quản phổi, bạn có thể tham khảo những thuốc thường được bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản: có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tùy từng người bệnh và chủng vi khuẩn gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh khác nhau.
  • Thuốc giảm triệu chứng: để giảm sốt, đau mỏi người, đau cơ,... bạn có thể dùng các thuốc như paracetamol, ibuprofen,...
  • Thuốc chống viêm: sử dụng phổ biến là chống viêm corticoid.
  • Thuốc giãn phế quản: được kê đơn khi người bệnh gặp tình trạng khó thở, ho nhiều đờm đặc,...

Chữa viêm phế quản phổi bằng thảo dược

Ngày càng nhiều người quan tâm tới những thảo dược tự nhiên dùng chữa viêm phế quản phổi, những thảo dược thảo dược nhiều như:

  • Rẻ quạt: theo y học hiện đại, Rẻ quạt có những tác dụng: kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch đờm có hiệu quả tốt với những biểu hiện của viêm phế quản phổi. 
  • Sử dụng tinh dầu xông hơi: được sử dụng nhiều để trị viêm phế quản phổi là tinh dầu bạch đàn, tinh dầu quế, tinh dầu thông đỏ, giúp tăng để kháng, kháng khuẩn, kháng viêm,tạo cảm giác thoải mái, tinh thần thư thái.
  • Lá húng quế và quế: được xem là vị thuốc quý thường dùng trong nhiều bài thuốc đông y. Lá húng quế có tác dụng loại bỏ đờm từ ống phế quản, giảm viêm, kháng khuẩn mạnh. Quế có vị ấm, tính kháng virus cao. Kết hợp 2 thảo dược này dùng giúp phòng và điều trị viêm phế quản phổi giúp đạt hiệu quả cao.
  • Nghệ: chứa hoạt chất curcumin có công dụng tuyệt vời trong việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng người bệnh, loại bỏ tác nhân gây bệnh viêm phế quản phổi.

Nghe-chua-curcumin-giup-tang-de-khang-ho-tro-dieu-tri-viem-phe-quan-phoi.png

Nghệ chứa curcumin giúp tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm phế quản phổi

Bên cạnh những thảo dược tự nhiên trên các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn những viên uống thảo dược chứa những thành phần như: 

  • Fibrolysin, hoạt chất đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn tình trạng xơ hóa phổi, tái cấu trúc đường thở,... giúp cải thiện tình trạng khó thở, hụt hơi khi bị viêm phế quản phổi.
  • Muối iod và selen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể. Có vai trò quan trọng trong nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị viêm phế quản phổi và phòng tránh bệnh. 
  • Các thành phần như xạ đen, xạ can, bán biên nhiên, nhũ hương,... có tác dụng giảm các triệu chứng như ho, đờm, sổ mũi.

Các biện pháp giúp bạn chủ động phòng ngừa viêm phế quản phổi

Chủ động phòng ngừa viêm phế quản phổi là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu. Mọi người cần lưu ý: 

  • Tiêm phòng vacxin phòng các bệnh lý hô hấp, cúm, bạch cầu, ho gà,...
  • Vệ sinh tai, mũi, họng đúng thường xuyên và đúng cách giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh vào cơ thể. 
  • Tránh tiếp xúc gần, không dùng chung đũa, thìa với những người bị bệnh đường hô hấp.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, trở lạnh.
  • Có biện pháp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch: tập thể dục, thể thao thường xuyên nâng cao thể trạng. Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, khoáng chất từ rau củ quả,...
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích và hút thuốc. 

Khong-dung-ruou-bia-ca-phe-thuoc-la-de-bao-ve-phe-quan-phoi

Không dùng rượu bia, cà phê thuốc lá để bảo vệ phế quản, phổi

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm phế quản phổi. Bạn tham khảo để có cách xử lý phù hợp sớm khi gặp bệnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.