Viêm phế quản bội nhiễm là bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Tìm hiểu về bệnh sẽ trợ giúp đắc lực cho người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Viêm phế quản bội nhiễm là gì
Viêm phế quản bội nhiễm được coi là một biến thể của bệnh viêm phế quản. Chính việc không phát hiện điều trị bệnh kịp thời, không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây bệnh. Viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm phế quản không dứt điểm. Với những biểu hiện nặng hơn như:
- Ho: Đa số đều là ho có đờm xanh, vàng, ho nặng tiếng, liên tục.
- Đau ngực: Người bệnh có thể cảm thấy đau, khó chịu hoặc tức ở vùng ngực.
- Khó thở: Thở nhanh hoặc khó thở đặc biệt tăng lên khi hoạt động gắng sức.
- Sốt: Bệnh nhân có thể có sốt, thường xuyên cao hơn 38 độ C kéo dài 3-5 ngày.
- Thể chất: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, tập trung kém,...
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả là trẻ em, người già, người có sức đề kháng kém.
Viêm phế quản bội nhiễm là biến thể của bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm
Viêm phế quản bội nhiễm là hệ quả của việc điều trị viêm phế quản không dứt điểm, khiến bệnh dai dẳng kéo dài, hoặc tái lại. Vi khuẩn và virus thường là nguyên nhân chính của bệnh viêm phế quản bội nhiễm. Các vi khuẩn thông thường gây ra bệnh viêm phế quản bao gồm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa. Các virus như virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus gây ra bệnh đường hô hấp trên gây ra.
Bên cạnh đó những yếu tố khác có thể làm nguy cơ mắc viêm phế quản bội nhiễm tăng cao như:
- Tiếp xúc với các chất hóa học độc hại: Các chất hóa học trong không khí, chẳng hạn như amoniac, clo, axit nitric, oxit sunfua, có thể làm tổn thương phế quản và gây viêm phế quản.
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Các chất như phấn hoa, bụi mít, lông động vật và hạt bụi có thể gây kích ứng phổi và phế quản, dẫn đến viêm phế quản bội nhiễm.
- Bệnh lý liên quan đến miễn dịch: Các bệnh liên quan đến miễn dịch, chẳng hạn như bệnh lupus, HIV/AIDS và bệnh tự miễn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản bội nhiễm.
Nguyên nhân chính gây viêm phế quản bội nhiễm là vi khuẩn, virus
Biến chứng của viêm phế quản bội nhiễm
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phế quản bội nhiễm được các chuyên gia cảnh báo nguy hiểm hơn các bệnh lý viêm đường hô hấp khác. Tác động xấu của bội nhiễm khiến bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng như:
- Suy hô hấp: Khi bị viêm phế quản mạn tính khiến cho cấu trúc đường thở bị thu hẹp khiên cơ thể không được cung cấp đủ oxy để duy trì sự sống của các cơ quan trong cơ thể.
- Viêm phổi: Nếu không được điều trị kịp thời có thể nhiễm trùng phổi, gây bệnh viêm phổi.
- Tràn khí màng phổi, xẹp phổi: Có khoảng 6% người bệnh viêm phế quản bội nhiễm gặp biến chứng này.
- Hen phế quản: Bệnh lý viêm phế quản có thể là khởi phát dẫn tới hen phế quản.
- Các biến chứng khác: viêm não, rối loạn nhịp tim, co giật,...
Cách điều trị viêm phế quản bội nhiễm
Tùy vào mức độ của triệu chứng, nguy cơ biến chứng và thể trạng của người bệnh để có những cách điều trị viêm phế quản khác nhau.
Sử dụng thuốc tây
Thuốc tây điều trị viêm phế quản bội nhiễm cần có chỉ định từ bác sĩ thăm khám bệnh trực tiếp cho người bệnh. Các thuốc được kê đơn có thể là:
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp bệnh do virus thì kháng sinh không mang lại tác dụng mà thậm chí còn phản tác dụng.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Loại thuốc này sử dụng để làm loãng đờm và loại bỏ chúng ra khỏi phế quản. Các thuốc thông dụng bao gồm: acetylcystein, bromhexin, ambroxol,...
- Thuốc giãn phế quản: Các thuốc như theophylin, salbutamol,... giúp giảm co thắt phế quản, giảm triệu chứng khó thở, tức ngực.
- Các thuốc khác: Một số thuốc giảm triệu chứng khác như thuốc kháng histamin, giảm ho, an thần, hạ sốt,... giúp giảm triệu chứng của bệnh, giảm mệt mỏi cho người bệnh.
Thuốc giảm co thắt giúp người bệnh giảm khó thở, tức ngực, ho
Biện pháp chăm sóc cơ thể khi bị viêm phế quản
Dưới đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc khi bị viêm phế quản bội nhiễm giúp bệnh nhanh lành:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là rất quan trọng để giảm tải cho phế quản và giúp cơ thể tập trung vào việc hồi phục.
- Uống nước: Hạn chế uống các đồ uống có cồn, cafein hoặc các đồ uống có chứa đường cao. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước để giữ cho cơ thể được cung cấp đủ lượng nước và duy trì sự ẩm ướt của phế quản.
- Tránh các tác nhân kích thích: Tránh khói thuốc lá, các hóa chất độc hại và các tác nhân kích thích khác để giảm tình trạng viêm phế quản bội nhiễm.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn uống chế độ lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
- Thực hành các biện pháp phòng ngừa: Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn để tránh lây nhiễm viêm phế quản bội nhiễm từ những người xung quanh.
- Sử dụng tinh dầu: Các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam, tinh dầu trà, tinh dầu oải hương có thể giúp giảm viêm và đào thải đờm trong phế quản.
- Thực hiện các bài tập thở: Các bài tập thở nhẹ nhàng như hít thở sâu hoặc thực hành yoga có thể giúp giảm tắc nghẽn phế quản và cải thiện sự thông thoáng của đường hô hấp.
Thực hiện bài tập thở giúp giảm tắc nghẽn phế quản
Như đã nói ở trên, viêm phế quản bội nhiễm là bệnh tiến triển nhanh, để lại biến chứng khó kiểm soát vì vậy cần điều trị tích cực, triệt để nhất có thể. Nếu chỉ dùng thuốc tây y hay chăm sóc cơ thể thì chưa thể mang lại hiệu quả trị viêm phế quản bội nhiễm tối ưu. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp thêm dùng sản phẩm phẩm thảo dược chứa thành phần chính là Fibrolysin và các thảo dược như rẻ quạt, xạ đen, nhũ hương... với căn bệnh khó trị này. Các thành phần có tác dụng tái cấu trúc đường thở, giảm ho, đờm, khó thở, chống viêm nhiễm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó vừa giúp hỗ trợ giảm triệu chứng nhanh, vừa ngăn ngừa tái phát viêm phế quản.
>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm phế quản - Nhận biết sớm điều trị hiệu quả
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm phế quản bội bạn nên biết. Hãy để lại bình luận bên dưới khi có câu hỏi về bệnh và cách trị viêm phế quản nhé.