Làm cách nào để hết nghẹt mũi khi ngủ cho trẻ?

A- A+

Câu hỏi: Chào chuyên gia, con em năm nay mới 3 tuổi nhưng cháu rất thường xuyên bị nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đặc biệt, vào buổi tối tình trạng của cháu lại càng nặng hơn, nhiều đêm cháu bị nghẹt mũi, khó chịu hơn khi thở nên phải thở bằng miệng và không ngủ yên giấc được. Vấn đề này đã kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của cháu. Chuyên gia cho em hỏi có cách để hết nghẹt mũi khi ngủ không ạ? Mong chuyên gia giải đáp giúp em để giúp cháu nhanh cải thiện. (Hải Yến - Cẩm Phả, Quảng Ninh)

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Với tình trạng nghẹt mũi khi ngủ xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, để giảm bớt cảm giác khó chịu, nghẹt mũi cho trẻ, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

  • Sử dụng các giải pháp làm sạch mũi: Hãy sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch mũi của trẻ. Điều này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và các chất kích thích khác khỏi khoang mũi của trẻ, giúp cho trẻ dễ thở hơn.
  • Sử dụng chườm nóng: Để giảm nghẹt mũi ban đêm, bạn sử dụng khăn ấm để chườm lên vùng tai trẻ. Sở dĩ như vậy là vì tai chứa các dây thần kinh lưu thông máu ở mũi, khi chườm ấm sẽ giúp khoang mũi thông thoáng, giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn.  
  • Xông hơi bằng tinh dầu: Đây là biện pháp rất hữu hiệu và thường xuyên được áp dụng khi trẻ bị nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, húng chanh,...  xông hơi cho trẻ bằng máy xông tinh dầu hoặc dùng phương pháp truyền thống xông hơi bằng nước nóng.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Khi trẻ bị nghẹt mũi, thay đổi tư thế ngủ có thể giúp cho trẻ dễ thở hơn. Bạn có thể kê một phần vai của trẻ lên gối hoặc để trẻ nằm nghiêng về một phía để giúp trẻ thoải mái hơn.
  • Cho trẻ uống đủ nước:Trẻ ngạt mũi về đêm phải thở bằng miệng với tần suất liên tục, do đó việc bổ sung nhiều nước giúp hạn chế tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, bổ sung nước đặc biệt nước ấm còn giúp làm loãng dịch nhầy, giúp đường thở thông thoáng hơn. 
  • Giữ ấm cơ thể trẻ: Giữ ấm cơ thể trẻ sẽ giúp hạn chế mắc các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt giảm thiểu đáng kể tình trạng nghẹt mũi ban đêm cho trẻ.
  • Duy trì độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí quá cao hoặc có thấp có thể là nguyên nhân làm tình trạng nghẹt mũi của con trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy bạn cần chú ý duy trì độ ẩm không khí thích hợp khoảng 40-70%.

Song song với các biện pháp kể trên, để cải thiện tình trạng nghẹt mũi nhanh hơn và giảm thiểu tối đa tình trạng tái phát, bạn nên bổ sung thêm lợi khuẩn hô hấp cho trẻ dưới dạng xịt hoặc nhỏ vào mũi, họng. Khi lợi khuẩn được đưa vào niêm mạc mũi, họng sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể IgA tạo một hàng rào bảo vệ niêm mạc mũi không không bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh từ môi trường sống, cụ thể là vi khuẩn, virus, nấm,... Đồng thời, vi khuẩn có lợi sẽ giúp hệ vi sinh tại niêm mạc mũi họng được cân bằng phát huy tối đa vai trò tăng sức đề kháng đường hô hấp, giúp tổn thương nhanh lành. Nhờ đó không chỉ giảm viêm mũi, nghẹt mũi, phòng chống tái phát mà còn giúp hệ hô hấp của bé khỏe mạnh, ít ốm hơn.

Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ theo liệu trình từ 3-6 tháng. Nếu có câu hỏi cần giải đáp thêm bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Chúc con nhanh khỏe! 

Chuyên gia Hô Hấp

subavax.webp