Cúm mùa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

A- A+

Cúm mùa do virus cúm gây ra, xảy ra hàng năm, chủ yếu vào mùa đông xuân, khi có sự thay đổi thời tiết. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cúm mùa hiệu quả? 

Cúm mùa là bệnh gì?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên. WHO cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 - 10% người lớn và 20 - 30% trẻ em nhiễm cúm mùa. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận có khoảng 1 - 1,8 triệu ca hàng năm.

Nhiều người cho rằng, cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây lại là 2 tình trạng khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh cúm mùa có thể bùng phát thành dịch

Bệnh cúm mùa có thể bùng phát thành dịch

Nguyên nhân cúm mùa và phân loại

Virus cúm mùa được phân thành 4 chủng, có ký hiệu là A, B, C, D. Trong đó,  nguyên nhân chủ yếu tạo thành các đợt dịch cúm mùa ở người là chủng A, B. Cụ thể:

Cúm A

Cúm mùa phổ biến nhất là cúm A, số ca nhiễm cúm A ở người chiếm khoảng 75%. Cúm A sẽ bùng phát thành những đợt dịch lớn nhỏ khác nhau nếu gặp điều kiện thuận lợi. Trong lịch sử thế giới đã từng ghi nhận các đại dịch cúm toàn cầu do các chủng virus cúm A gây nên như H5N1, H3N2, H1N1.

Cúm B

Số ca nhiễm cúm B ở người chiếm khoảng 25%. Cúm B có khả năng lây lan rất mạnh từ người sang người nhưng nguy cơ trở thành đại dịch lại không cao.

Cúm C

Cúm C không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, ít gặp và ít nguy hiểm hơn so với hai chủng cúm A và B. Bệnh do cúm C cũng không có khả năng bùng phát thành dịch ở người.

Cúm D

Cấu tạo và đặc điểm của virus cúm D tương tự như chủng virus cúm C nhưng chủ yếu gây bệnh trên gia súc, rất hiếm gây bệnh ở người. 

Virus cúm dễ dàng lây lan từ người sang người

Virus cúm dễ dàng lây lan từ người sang người

Triệu chứng bệnh cúm mùa

Sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên nhưng thường dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh, vì hai loại bệnh này có triệu chứng tương đồng nhau.

Cụ thể, 3 giai đoạn của một đợt cúm mùa sẽ là:

- Giai đoạn khởi phát (kéo dài từ ngày 1 đến ngày 3): Sẽ đột ngột xuất hiện những triệu chứng như sốt vừa đến cao (trên 38 độ C), nhức đầu, ho khan, đau họng, đau mỏi cơ, nghẹt mũi…

- Giai đoạn toàn phát (kéo dài từ ngày thứ 4 trở đi): Giảm triệu chứng sốt và đau nhức cơ, thêm biểu hiện khàn tiếng, tức ngực, ho, khô và đau họng. Có thể xuất hiện thêm cảm giác cơ thể mệt mỏi hoặc đầy hơi, Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).

- Giai đoạn phục hồi (từ ngày thứ 8 trở đi): Giảm dần các triệu chứng, cảm giác mệt mỏi và cơn ho sẽ kéo dài thêm 1 - 2 tuần và hết hoàn toàn.

Triệu chứng cúm mùa gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Triệu chứng cúm mùa gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Cúm mùa có nguy hiểm không?

Khi bị cúm mùa, các triệu chứng sẽ xuất hiện và khỏi sau khoảng 1 tuần nhưng cũng có trường hợp bệnh kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người mắc.  

Trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng thường xuất hiện ở các đối tượng có bệnh nền mạn tính liên quan tới tim phổi, thận, thiếu máu, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh chuyển hóa, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai… Cụ thể, các biến chứng người bệnh cúm mùa có thể gặp phải như:

- Bệnh cúm mùa có thể gây sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim, viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong khi không được điều trị kịp thời. 

- Ngoài ra, bệnh cúm mùa còn có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm não… 

Do đó, cần theo dõi mọi biểu hiện, diễn biến bệnh, nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. 

Cách điều trị cúm mùa hiệu quả

Giảm nhẹ và loại bỏ triệu chứng là mục tiêu chính của các cách điều trị bệnh cúm mùa.

Người bị cúm mùa có thể tự điều trị tại nhà nếu ở mức độ nhẹ; còn ở mức độ nặng, người bệnh cần nhập viện để được điều trị và chăm sóc, phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.

Cách chữa cúm mùa tại nhà

Khi điều trị cúm mùa tại nhà, bạn cần lưu ý:

- Nghỉ ngơi cho tới khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và uống nhiều nước là những điều một người cần làm khi bị mắc cúm mùa.

- Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt để vệ sinh họng 2 - 3 lần mỗi ngày nhằm hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng.

- Để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, thông tắc mũi, cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, kết hợp sử dụng các loại xịt mũi, xịt họng. Hiện nay, ngày càng có nhiều người ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để vừa giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả, lại an toàn không tác dụng phụ.

Điển hình như sản phẩm Xịt mũi họng chứa thành phần chính Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, từ đó tăng cường miễn dịch, đồng thời có hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn mạnh. Sử dụng sản phẩm Xịt mũi họng chứa Hinokitiol hàng ngày giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Làm dịu ngứa, sưng viêm họng; Phòng và trị viêm đường hô hấp do virus hiệu quả và an toàn.

Cây tuyết tùng đỏ giàu hoạt chất Hinokitiol có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Cây tuyết tùng đỏ giàu hoạt chất Hinokitiol có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh

Điều trị cúm mùa tại nhà bằng thuốc không kê đơn và chú trọng dinh dưỡng

Ngoài các lưu ý trên, để giảm triệu chứng, người bị cúm mùa có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Thuốc chữa cảm cúm, giúp giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, đau mỏi người hiệu quả. 

Tuy nhiên, các đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có bệnh nền, tiền sử dị ứng thuốc cần cân nhắc kĩ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm mùa tùy trường hợp như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza) nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Trên đây là một số thông tin cần thiết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị cúm mùa hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về các bệnh đường hô hấp, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ sớm giải đáp giúp bạn.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://benhduonghohap.vn/. Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về bệnh đường hô hấp do các GS, TS, BS chuyên khoa hô hấp hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp cung cấp thông tin hữu ích giúp nhất giúp người mắc bệnh lý về đường hô hấp có cho mình phương pháp điều trị mang tới hiệu quả cao nhất.