Sưng cổ họng thường là biểu hiện của viêm nhiễm tại niêm mạc họng, gây đau rát, vướng víu, khiến người bệnh khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Vậy nguyên nhân nào khiến cổ họng bị sưng? Cách điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay dưới đây!
Cổ họng bị sưng xảy ra khi có viêm nhiễm tại khu vực hầu họng - thanh quản. Người bệnh thường cảm thấy vướng víu, đau rát và khó chịu nơi cổ họng, ăn uống không ngon miệng. Nguyên nhân gây sưng cổ họng có thể do một số thói quen xấu như: Uống nước đá lạnh, ăn đồ cay nóng, la hét, hoặc nói quá to trong thời gian dài…
Ngoài ra, sưng cổ họng còn có thể là biểu hiện của một số bệnh đường hô hấp như:
Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến họng bị sưng và thường do virus, vi khuẩn gây ra. Ngoài tình trạng sưng cổ họng, người bệnh còn xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu khác như khàn giọng, ho khan, sốt cao, sưng hạch ở cổ, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi…
Viêm họng gây sưng cổ họng
Viêm thanh quản là bệnh đường hô hấp có khả năng khiến cổ họng đau rát và sưng to bất thường. Đây là bệnh phổ biến ở những người có công việc đặc thù phải nói nhiều trong thời gian dài như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…
Bên cạnh biểu hiện sưng cổ họng, người bệnh cũng có thể bị đau nhức mình mẩy, chân tay mỏi, khô họng, ớn lạnh, khạc đờm, ho và khàn tiếng.
Theo cấu tạo, amidan nằm liền kề với cổ họng. Do đó tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan này có thể lan rộng sang niêm mạc cổ họng, dẫn tới sưng nề. Những triệu chứng viêm amidan khá giống viêm họng. Tuy nhiên, khi tiến hành quan sát cổ họng, người bệnh sẽ nhận thấy một hoặc cả hai amidan có dấu hiệu sưng viêm, kích thước to hơn bình thường kèm theo cảm giác nóng rát. Đối với một số trường hợp, bề mặt của amidan bị viêm có thể được bao phủ bởi dịch trắng đục có mùi hôi hoặc lớp nhầy màu trong suốt.
Cổ họng bị sưng kèm theo cảm giác đau rát cũng có thể là hệ quả của nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính như:
- Bệnh sởi: Xảy ra khi cơ thể bị nhiễm virus Paramyxoviridae. Người bệnh thường sốt cao, viêm kết mạc. Ngoài ra bạn có thể nhận biết bệnh sởi thông qua các tổn thương da dạng ban dát, xuất hiện với màu hồng, hình thành ở vùng ngực, lưng, sau tai, bàn chân và trán.
- Bệnh tay chân miệng: Là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Triệu chứng thường gặp như sốt cao, nổi nhiều mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng. Những mụn nước hình thành trong miệng, có thể gây sưng đau ở cổ họng, nuốt vướng.
Sưng cổ họng do mắc bệnh tay chân miệng
Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm sưng viêm và gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến loét cổ họng, sưng đau họng. Viêm họng do trào ngược dạ dày thường đi kèm triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy hơi…
Đa phần các trường hợp bị sưng cổ họng là triệu chứng khi mắc viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng… Do đó, tình trạng này thường không nguy hiểm tới tính mạng và sẽ thuyên giảm dần, ít khi phát sinh biến chứng khi người bệnh được chăm sóc và điều trị thích hợp.
Tuy nhiên ở những trường hợp chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị, tình trạng cổ họng sưng đau có thể phát triển theo chiều hướng xấu, chuyển sang giai đoạn mạn tính. Đồng thời, viêm nhiễm kéo dài khiến niêm mạc hầu họng bị tổn thương, các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng sang những cơ quan lân cận, dẫn đến những bệnh nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm phế quản,...
Sưng cổ họng ảnh hưởng đến ăn uống, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Do đó, tìm hiểu về cách đối phó với tình trạng này hiệu quả là thông tin được nhiều người quan tâm. Hiện nay, điều trị sưng cổ họng bao gồm: Dùng thuốc tây hoặc sử dụng thảo dược. Cụ thể:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng đau họng, triệu chứng mắc kèm mà lựa chọn dùng 1 hay nhiều loại thuốc kết hợp với nhau. Các nhóm thuốc phổ biến như:
- Thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm - chống phù nề, thuốc ho, long đờm…
- Thuốc kháng sinh như amoxicillin, cefaclor, cefuroxim, erythromycin, azithromycin, clarithromycin…
- Với những trường hợp bị sưng cổ họng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, người bệnh sẽ được chỉ định bù dịch kết hợp với những loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng.
Dùng thuốc điều trị sưng cổ họng khi có chỉ định của bác sĩ
Ngoài dùng thuốc tây, nhiều loại thảo dược cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng cổ họng sưng đau và một số triệu chứng khó chịu khác như:
- Bạc hà: Lá bạc hà chứa hoạt chất có tính kháng khuẩn, giúp giảm sưng đau họng, tiêu viêm và long đờm rất tốt. Vì thế, bạn có thể uống 1-2 ly trà bạc hà ấm mỗi ngày để làm dịu tổn thương, cải thiện triệu chứng sưng cổ họng.
- Gừng: Chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm. Do đó, ngậm vài lát gừng tươi có thể giúp giảm triệu chứng ho, sưng đau cổ họng rất tốt.
Ngoài lá bạc hà, gừng tươi, bạn cũng có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên khác như quất, hẹ, lá húng chanh, lá đinh hương, nghệ… để cải thiện tình trạng sưng cổ họng cũng rất tốt.
Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm thiên nhiên được bào chế với công nghệ hiện đại đã được kiểm định chất lượng, độ an toàn và cấp phép lưu hành. Điển hình là sản phẩm Xịt mũi họng chứa thành phần chính Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… để cải thiện sưng đau cổ họng hiệu quả và an toàn.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng sưng cổ họng cũng như biện pháp điều trị hiệu quả. Hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi bằng cách bình luận ngay dưới bài viết này về những vấn đề bạn đang gặp phải. Chúng tôi sẽ giải đáp sớm cho bạn!
Links tham khảo
https://www.cdc.gov/antibiotic-use/sore-throat.html