Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ em bị viêm mũi

A- A+

Viêm mũi là một bệnh lý đường hô hấp mà rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu không được xử trí, điều trị đúng cách. Để tìm hiểu rõ hơn về trẻ em bị viêm mũi như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Tổng quan về viêm mũi ở trẻ

Viêm mũi là tình trạng mà niêm mạc trong mũi trở nên viêm và sưng tấy. Đối với trẻ nhỏ, cơ thể nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc phải tình trạng này. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tuổi. Viêm mũi ở trẻ thường được phân loại thành hai nhóm chính là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm mũi mang đến nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và phát triển của bé. 

Trẻ em bị viêm mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Trẻ thường tiếp xúc với các tác nhân như bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc,... gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng viêm mũi.
  • Tiếp xúc với yếu tố kích thích từ môi trường: Môi trường chứa đựng những yếu tố như khói đốt, mùi nước hoa, khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp và hóa chất cũng có thể kích thích niêm mạc mũi.
  • Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, có thể làm cho cơ thể trẻ không kịp thích ứng, gây ra các vấn đề về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi.
  • Yếu tố di truyền: Viêm mũi dị ứng ở trẻ cũng có thể từ di truyền. Nếu cha mẹ của trẻ mắc bệnh, khả năng trẻ sẽ phát triển viêm mũi dị ứng cao hơn so với trẻ không có yếu tố di truyền.
  • Bệnh đường hô hấp: Các bệnh như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản có thể tạo điều kiện cho kích thích niêm mạc mũi, dẫn đến viêm mũi.

Ngoài ra, viêm mũi cũng có thể phát sinh khi trẻ tiêu thụ thức ăn cay, nóng hoặc do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt của những bé gái ở giai đoạn dậy thì.

Trẻ em bị viêm mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ em bị viêm mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ

Viêm mũi có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, việc nhận biết kịp thời các triệu chứng của bệnh giúp cha mẹ có biện pháp xử trí và điều trị ngay từ giai đoạn đầu, từ đó ngăn chặn sự tiến triển nặng.

Một số dấu hiệu phổ biến của viêm mũi mà thường xuất hiện ở trẻ nhỏ cần lưu ý:

  • Ngứa mũi: Thường là dấu hiệu đầu tiên, trẻ có cảm giác ngứa mũi do tác động của các tác nhân dị ứng.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi: Trẻ có thể gặp tình trạng ngạt mũi và chảy nước mũi, mũi nhầy, thở khò khè. Trong trường hợp nặng, sẽ gây khó thở và thậm chí là nguy cơ ngưng thở.
  • Hắt hơi: Hắt hơi liên tục, đặc biệt là vào buổi sáng khi niêm mạc mũi bị kích thích.
  • Sốt: Sốt nhẹ ở trẻ thường dao động dưới 37,5 độ C. Trong các trường hợp nhiễm trùng nặng, trẻ có thể phát sốt cao lên đến 39 – 40 độ C, lúc này cần xử lý kịp thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Ngoài ra, trẻ có thể gặp các triệu chứng: Đau họng, ho, chảy nước mắt, đau đầu, ù tai.

Bên cạnh đó, trẻ bị viêm mũi còn có thể biểu hiện qua các dấu hiệu khác như: bứt rứt, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, thay đổi giấc ngủ, mệt mỏi,... Trong các trường hợp nặng, viêm mũi thể dẫn đến tình trạng chảy máu cam, một biến chứng nguy hiểm cần được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Cha mẹ nên chú ý tới các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ

Cha mẹ nên chú ý tới các dấu hiệu viêm mũi ở trẻ

Trẻ em bị viêm mũi cần được điều trị như thế nào

Mục tiêu chính của việc điều trị viêm mũi ở trẻ là kiểm soát và giảm các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Phương pháp điều trị được thực hiện tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi của trẻ:

Sử dụng thuốc

  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này thường được sử dụng để giảm các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi và sổ mũi. Các tên thuốc phổ biến như: Clorpheniramin, Fexofenadine,...
  • Thuốc chống viêm: Thường có dạng xịt, có tác dụng chống viêm và ức chế vi khuẩn trên niêm mạc mũi như: Rhinocort, Flixonase, Pivalone,... Những loại thuốc này thường được sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ được kê đơn trong trường hợp nhiễm trùng nặng do vi khuẩn như Amoxicillin, Cefuroxim.

Điều trị không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc, cha mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà nhằm cải thiện triệu chứng, giúp trẻ thoải mái hơn và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. 

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Khi trẻ bị viêm mũi với các triệu chứng ngạt mũi và chảy nước mũi, việc rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% có thể giúp làm sạch niêm mạc mũi. Thực hiện việc này 3 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ hết triệu chứng chảy nước mũi. Đối với việc lau sạch dịch mũi, nên sử dụng khăn mềm và hạn chế sử dụng giấy hoặc khăn cứng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi và gây đau rát.
  • Sử dụng dụng cụ hút mũi đúng cách: Đối với trẻ nhỏ không thể tự xì mũi hoặc có dịch mũi quá nhiều, việc dùng dụng cụ hút mũi có thể giúp thông thoáng đường thở. 
  • Hạ sốt cho trẻ: Trẻ em bị viêm mũi thường đi kèm với triệu chứng sốt. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn 38,5 độ C, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát cơ thể. Thay đổi khăn khi nóng và lặp lại đến khi nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị cho viêm mũi, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ sung nước: Việc bổ sung đủ nước giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi, giảm khó chịu cho trẻ. Trẻ nên uống nhiều nước ấm hoặc nước trái cây.

Chườm ấm là một cách chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi

Chườm ấm là một cách chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ em bị viêm mũi

Chuyên gia khuyên rằng, ngoài việc sử dụng phác đồ điều trị thông thường bằng thuốc và chăm sóc cơ bản khi trẻ phát hiện có triệu chứng viêm mũi, thì việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cũng đóng vai trò quan trọng. Một trong những cách hiệu quả để nâng cao sức đề kháng là sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp. 

Lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh trong cơ thể, đồng thời xây dựng một hàng rào miễn dịch tự nhiên tại đường hô hấp. Điều này có thể hỗ trợ ngăn chặn các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là viêm mũi.

Cha mẹ cũng nên lưu ý trong việc chọn sản phẩm chứa lợi khuẩn, đặc biệt là dạng bào tử, giúp duy trì khả năng sống của chúng dưới những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời và môi trường ngoại vi. Trên thị trường hiện nay, Subavax một sản phẩm nổi bật, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi ở trẻ.

Subavax bổ sung lợi khuẩn hô hấp với hàm lượng lên đến 20 tỷ bào tử lợi khuẩn, bao gồm Bacillus Subtilis và Bacillus Clausii. Sản phẩm có hai dạng sử dụng, đó là dạng nhỏ giọt và xịt, phù hợp cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ từ Subavax

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp cho trẻ từ Subavax

Những biện pháp trên có thể giúp các bậc phụ huynh chủ động bảo vệ sức khỏe của con em mình một cách toàn diện. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe khi trẻ em bị viêm mũi một cách tốt nhất. Lựa chọn Subavax giúp giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm là biện pháp thích hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin ngay dưới phần bình luận.