Viêm amidan cấp tính là bệnh bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh lý nếu bị chủ quan, lơ là rất dễ tái lại gây nhiều khó khăn trong điều trị và biến chứng không lường tới.
Amidan là hệ thống lympho nằm trong cuống họng. Đây là một phần của hệ miễn dịch. Bộ phận này có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của những tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh tật cho cơ thể. Khi lượng lớn tác nhân gây bệnh này “tấn công” ồ ạt vào đường hô hấp qua miệng, xoang. Amidan “chiến đấu” quá tải dẫn tới nhiễm vi khuẩn, virus gọi là viêm amidan cấp.
Viêm amidan cấp là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn 5-10 tuổi.
Viêm amidan cấp xảy ra khi bị vi khuẩn, virus tấn công vào hệ hô hấp
>>>Xem thêm: Viêm amidan mủ ở trẻ em: Điều trị sớm trước khi quá muộn
Viêm amidan cấp nếu không điều trị đúng cách và kịp thời rất dễ tái lại và chuyển qua amidan mạn tính và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ như:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan là biến chứng thường gặp nhất. Amidan cấp không được điều trị, nhiễm khuẩn lan rộng, dần hình mủ trên bề mặt amidan và khu vực xung quanh gây đau đớn cho trẻ.
- Biến chứng gần: Khi amidan bị viêm, 3 cơ quan lân cận là tai, mũi, họng bị ảnh hưởng dẫn đến các bệnh lý như viêm tai giữa cấp, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm họng,...
Biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp, thấp khớp,...
Viêm amidan mủ, áp xe amidan là biến chứng của viêm amidan cấp
Trong điều trị viêm amidan cấp phần lớn sẽ tập trung vào điều trị bằng thuốc và các biện pháp giúp nâng cao thể trạng của trẻ.
Thuốc trị viêm amidan cấp
Thuốc điều trị viêm amidan cấp ở trẻ cần có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng. Các thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc kháng sinh: Khi bé bị viêm amidan xác định được nguyên nhân do vi khuẩn bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bé dùng. Mẹ chú ý khi sử dụng kháng sinh phải tuân thủ đủ liều, thời gian dùng.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Khi bị viêm amidan cấp trẻ dễ bị sốt hoặc đau họng, vì vậy, khi mẹ đo nhiệt độ bé từ 38,5 độ trở lên mẹ cho con dùng thuốc hạ sốt. Lưu ý thuốc hạ sốt uống cách nhau ít nhất 4-6 giờ. Nếu bé sốt liên tục, mẹ dùng thêm các biện pháp như chườm ấm, lau người, mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
- Các thuốc khác: Tùy theo triệu chứng bé gặp như có ho, đờm, sổ mũi bác sĩ sẽ kê thêm những thuốc giảm triệu chứng tương ứng.
Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi sốt từ 38,5 độ trở lên
Mẹo chữa viêm amidan cấp cho trẻ
Khi bé bị viêm amidan cấp tính mẹ có thể áp dụng những mẹo đơn giản dưới đây để giúp con nhanh khỏi bệnh hơn.
Bổ sung đủ dinh dưỡng giúp tăng cường đề kháng, giảm viêm amidan ở trẻ
Bổ sung lợi khuẩn hô hấp cải thiện viêm amidan
Như đã biết amidan là cơ quan phải tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt, với trẻ em, khi hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Vì vậy, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và tìm ra giải pháp bổ sung lợi khuẩn để nâng cao sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ. Tốt nhất, nên sử dụng lợi khuẩn ở dạng bảo tử có khả năng sống cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, tia tử ngoại..
Trong cơ thể, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi cơ thể có nhiễm trùng, trạng thái cân bằng này sẽ bị phá vỡ. Việc bổ sung lợi khuẩn giúp cơ thể thiết lập lại trạng thái cân bằng vốn có. Hơn thế, lợi khuẩn khi được bổ sung vào cơ thể sẽ sản sinh kháng thể IgA, kháng thể này cũng có vai trò như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn virus. Đồng thời, bắt giữ làm bất hoạt tác nhân gây bệnh, trung hòa độc tố do chúng tiết ra. Nhờ đó, ngăn ngừa triệt để được xâm nhập và phát triển của vi khuẩn virus.
Bổ sung lợi khuẩn hô hấp là giải pháp vừa giúp thúc đẩy quá trình điều trị viêm amidan nhanh khỏi hơn, vừa là biện pháp rất hiệu quả để phòng căn bệnh rất dễ tái phát này ở trẻ em.
Lợi khuẩn sinh kháng thể bảo vệ amidan khỏi sự xâm nhập và bám dính của tác nhân gây bệnh
>>>Xem thêm: Cách điều trị khi trẻ bị viêm amidan ho nhiều tại nhà
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về viêm amidan cấp, mong rằng mẹ sẽ sẽ biết cách ứng phó khi con bị bệnh. Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn.